Bài Đặc Biệt


Tham khảo các vấn đề hàng hải mới nhất qua những bài phân tích đặc biệt của AMTI dựa trên kho tàng thông tin truyền thông và tương tác.

Tìm kiếm Manh mối trong Vụ án Tàu Yuemaobinyu 42212

Vào giữa đêm ngày 9 tháng 6, tàu cá Yuemaobinyu 42212 của Trung Quốc đã va chạm với tàu cá F/B Gem-Ver của Philíppin, lúc đó neo đậu gần Bãi Cỏ Rong ở Biển Đông. Con tàu Trung Quốc đã chạy trốn khỏi hiện trường, bỏ lại 22 ngư dân Philíppin trong trường hợp nguy […]

Báo hiệu Chủ quyền: Trung Quốc Tuần tra tại các Bãi đá Tranh chấp

Từ tháng 6, Các tàu Cảnh sát Biển Trung Quốc (CCG) vẫn đang quấy rối một giàn khoan  hoạt động tại một khối dầu khí Việt Nam gần Bãi Tư Chính, một thực thể chìm dưới nước ở Biển Đông. Trong khi đó, kể từ tháng 7 đến giờ, một nhóm lớn tàu CCG đã […]

Những tàu tàn phá nhất của Trung Quốc Trở lại Biển Đông

Sau khi giảm mạnh hoạt động từ năm 2016 đến cuối năm 2018, các đội tàu thu hoạch trai của Trung Quốc đã quay trở lại Biển Đông với số lượng lớn trong sáu tháng qua. Những đội tàu này, thường bao gồm hàng chục tàu đánh cá nhỏ đi kèm với một số “tàu […]

Vẫn chịu Áp lực: Manila Đối đầu với Lực lượng Dân quân

Từ đầu tháng 3, tàu đánh cá Trung Quốc—rõ ràng huộc về lực lượng dân quân biển quốc gia—đã hoạt động gần hai thực thể do Philíppin nắm giữ tại Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp: Đảo Loại Ta và Đảo Loại Ta Tây, được người Philíppin gọi là Đảo Kota và Đảo Panata. […]

Chậm mà Chắc: Những Nâng cấp của Việt Nam ở Trường Sa

Việt Nam tiếp tục lặng lẽ nâng cấp các cơ sở của mình tại Quần đảo Trường Sa, mặc dù dường như không gặp phải phản ứng tương tự từ lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc như Philíppin đã phải đối mặt gần đây. Việt Nam chiếm 49 tiền đồn trải rộng […]

Trung Quốc Lặng lẽ Nâng cấp Bãi đá Ngoài xa

Hình ảnh vệ tinh gần đây của Bãi Đá Bông Bay trong Quần đảo Hoàng Sa cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt một giàn khoan mới tại thực thể còn khá hoang sơ ở Biển Đông, nơi được cả Đài Loan và Việt Nam tranh giành.

Việt Nam mở rộng thêm Tiền đồn

Việt Nam tiếp tục mở rộng ở mức độ vừa phải các tiền đồn tại Quần đảo Trường Sa, gần đây nhất là trên Đảo Đá Lát. Hình ảnh vệ tinh từ tháng 3 và tháng 6 cho thấy Hà Nội đã nạo vét một con kênh mới, mà trước đó không xuất hiện trong những tấm ảnh cũ. Hiện nay, họ đang mở rộng một trong hai công trình của mình (công trình còn lại là một ngọn hải đăng nhỏ ở phía tây) tại thực thể này.

Philíppin tiến hành sửa chữa đường băng trên Quần đảo Trường Sa

Philíppin đã bắt đầu tiến hành sữa chữa đường băng vốn đã bị xuống cấp từ lâu trên đảo Thị Tứ, hay còn gọi là đảo Pag-asa. Đây là tiền đồn lớn nhất trong chín tiền đồn của Philíppin tại Quần đảo Trường Sa và là nơi cư trú của hơn 100 thường dân cùng một đồn trú quân sự nhỏ.

Máy bay ném bom đầu tiên của Trung Quốc đáp xuống đảo trên Biển Đông

Vào ngày 18 tháng 5, Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã tuyên bố lần đầu tiên hạ cánh máy bay ném bom, bao gồm chiếc H-6K, xuống tiền đồn trên Biển Đông. Hàng loạt các bài đăng trên mạng xã hội trên tài khoản Weibo của PLAAF cũng như tài khoản Twitter Nhân dân Nhật báo thuộc sở hữu của chính phủ đều đưa tin về việc một máy bay ném bom tầm xa hạ cánh và cất cánh từ Đảo Phú Lâm - Căn cứ lớn nhất của Trung Quốc ở Quần đảo Hoàng Sa.

Toàn cảnh Triển khai Quân sự của Trung Quốc ở Quần đảo Trường Sa

Ảnh chụp vệ tinh từ ngày 28 tháng 4 tiết lộ hình ảnh đầu tiên của một chiếc máy bay quân sự (Thiểm Tây Y-8) được căn cứ của Trung Quốc tại Đá Xu Bi thuộc Quần đảo Trường Sa. Thông tin này đến sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin từ tháng 3 năm 2018 về một chiếc Y8 hạ cánh xuống bãi đá này để giải cứu một ngư dân gặp nạn.

Đôi nét về M503 và Hàng không Dân dụng ở Châu Á

Vào đầu tháng 1, Cục Hàng không Dân dụng (CAA) Trung Quốc đã tuyên bố mở rộng đường bay bận rộn M503. Các nhà chức trách đã tuyên bố rằng đường bay - vốn ban đầu chỉ dành cho các chuyến bay về phía nam qua Eo biển Đài Loan - sẽ được mở rộng từ nam đến bắc, đồng nghĩa với việc mở thêm ba đường bay mở rộng để phục vụ các thành phố Hạ Môn, Phúc Châu và Đông Sơn. Các nhà chức trách ở Đài Bắc đã nhanh chóng chỉ trích tuyên bố này như là một hành động vi phạm đơn phương và gây bất ổn cho thỏa thuận hai bờ eo biển trước đó, đồng thời yêu cầu ngay lập tức tạm dừng không lưu qua tuyến đường này.

So Sánh Ảnh Từ Trên Không Và Ảnh Vệ Tinh Về Các Tiền Đồn Ở Quẩn Đảo Trường Sa Của Trung Quốc

Vào ngày 5 tháng 2, báo Philippine Daily Inquirer công bố loạt ảnh từ trên không về bảy tiền đồn của Trung Quốc ở Quần đảo Trường Sa. Ảnh từ trên không do báo Inquirer công bố không tiết lộ bất kỳ khả năng mới nào trên các hòn đảo nhân tạo này, nhưng chúng cung cấp một góc nhìn quan trọng mới. Việc so sánh các ảnh từ trên không với ảnh vệ tinh mới nhất của AMTI sẽ giúp ích trên hai phương diện: giúp tạo ngữ cảnh cho ảnh từ trên không và tăng thêm sức thuyết phục cho ảnh vệ tinh.

Hoạt Động Đánh Bắt Cá Êm Thấm Ở Biển Hoa Đông

AMTI đã theo dõi lộ trình di chuyển của 380 tàu đánh bắt cá được gắn cờ Trung Quốc, Đài Loan, hoặc của một quốc gia chưa xác định gần Quần đảo Senkaku từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 18 tháng 10 bằng cách sử dụng dữ liệu của Hệ thống Tự động Nhận dạng (AIS) cung cấp bởi Windward, một công ty phân tích dữ liệu hàng hải.

Nhóm Họp Các Chuyên Gia CSIS Về Biển Đông

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) vừa thành lập một nhóm chuyên gia công tác Biển Đông nhằm tập hợp các chuyên gia nổi tiếng trên các lĩnh vực luật hàng hải, quan hệ quốc tế và môi trường biển. Mục tiêu là để nhóm họp thường xuyên các chuyên gia, giúp giải quyết các vấn đề họ cho là cần thiết để quản lý thành công các tranh chấp ở Biển Đông và đề ra các bản kế hoạch cho con đường phía trước mỗi bên.

Một Năm Tích Cực Cho Trung Quốc Trong Việc Xây Dựng Căn Cứ

Dư luận quốc tế đã không còn tập trung vào cuộc khủng hoảng chậm dãi tại Biển Đông trong suốt năm 2017, nhưng không có nghĩa tình hình trên biển trở nên ổn định. Mặc dù theo đuổi phương thức tiếp cận mang tính ngoại giao đối với các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á, Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng đáng chú ý trên các tiền đồn lưỡng dụng của mình ở Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đánh Bắt Cá Ở Vùng Biển Tranh Chấp

Vào ngày mùng 1 tháng 5, Trung Quốc đã ra lệnh cấm đánh bắt cá thương mại thường niên ở vùng biển Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền là Hoàng Hải/Bột Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông phía trên vĩ tuyến 12 (gồm cả Bãi cạn Scarborough, Quần đảo Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ, nhưng không có Quần đảo Trường Sa hoặc vùng phía nam của đường lưỡi bò). Hàng năm, lệnh cấm này làm dấy lên sự giận dữ giữa các nước láng giềng của Trung Quốc và gây ra chu kỳ căng thẳng giữa cơ quan hành pháp trong khu vực và các đội tàu đánh cá.

VIỆT NAM XÂY DỰNG CÁC TIỀN ĐỒN TỪ XA

Các báo cáo cho thấy Hà Nội gần đây đã ngừng khai thác dầu và khí đốt ở Lô 136-03 trên Bãi Tư Chính để đối phó với sự đe dọa của Trung Quốc dùng vũ lực tấn công các tiền đồn của Việt Nam trong khu vực đó. Mặc dù không thể xác minh được tuyên […]

CẬP NHẬT: TRUNG QUỐC TIẾP TỤC CẢI TẠO Ở HOÀNG SA

The Paracel Islands chain plays a key role in China’s goal of establishing surveillance and power projection capabilities throughout the South China Sea, and Beijing has recently undertaken substantial upgrades of its military infrastructure to accomplish that.

CUỘC CHAY ĐUA NGUY HIỂM Ở BIỂN HOA ĐÔNG

Một cuộc khủng hoảng tiếp tục tiến triển chậm rãi ở Biển Hoa Đông, tập trung vào Quần đảo Senkaku hoặc Điếu Ngư trong tiếng Trung Quốc (xem hình ảnh vệ tinh ở phía dưới) đang trong tranh chấp và tranh giành các nguồn tài nguyên dưới đáy biển.

Seventh Annual CSIS South China Sea Conference

The CSIS Southeast Asia Program and Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) are pleased to present the Seventh Annual CSIS South China Sea Conference. Tuesday, July 18, 2017, 9:00 am–4:30 pm.

CẬP NHẬT: TRUNG QUỐC SẮP HOÀN THIỆN “BỘ BA” ĐẢO NHÂN TẠO LỚN

Chỉ một năm trước, cựu giám đốc tình báo quốc gia James Clapper đã gửi một lá thư cho Thượng nghị sĩ John McCain dự đoán rằng Trung Quốc sẽ hoàn tất các cơ sở bảo vệ và phỏng thủ ở Quần đảo Trường Sa vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Và điều đó dường như đã trở thành sự thực. Việc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quân sự và sử dụng kép trên "Bộ 3"—Đá Su Bi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập— sắp hoàn tất với các công trình hải quân, không quân, rađa và phòng thủ mà AMTI đã theo dõi gần hai năm đã cơ bản hoàn thành. Giờ đây, Bắc Kinh có thể triển khai các khí tài quân sự, bao gồm máy bay chiến đấu và máy phóng tên lửa di động đến Quần đảo Trường Sa bất cứ lúc nào.

Theo Dõi Hoạt Động Của Lực Lượng Hải Cảnh Trung Quốc Ở Borneo

Tàu của Hải cảnh Trung Quốc (CCG) xuất hiện gần như liên tục ở Cụm bãi cạn Luconia gần bờ biển bang Sarawak của Malayxia. Thực tế đáng ngại đó không thu hút được nhiều chú ý với báo chí Malayxia lẫn dư luận quốc tế, nhưng nó thể hiện quyết tâm thiết lập quyền kiểm soát hành chính trên khắp đường lưỡi bò của Bắc Kinh