Việt Nam tiếp tục mở rộng ở mức độ vừa phải các tiền đồn tại Quần đảo Trường Sa, gần đây nhất là trên Đảo Đá Lát. Hình ảnh vệ tinh từ tháng 3 và tháng 6 cho thấy Hà Nội đã nạo vét một con kênh mới, mà trước đó không xuất hiện trong những tấm ảnh cũ. Hiện nay, họ đang mở rộng một trong hai công trình của mình (công trình còn lại là một ngọn hải đăng nhỏ ở phía tây) tại thực thể này.

Một hình ảnh từ ngày 18 tháng 3 cho thấy gần đây có một con kênh được nạo vét xuyên qua rìa phía nam của bãi đá, bằng một sà lan và hai tàu lớn (khoảng 160 foot hoặc 49 mét) ngay hướng bắc lối dẫn mới vào vũng ven biển này. Có ít nhất 21 tàu nhỏ bên trong vũng ven biển, tất cả đều có vẻ là tàu đánh cá của Việt Nam.

Khi quan sát sà lan kỹ hơn có thể thấy có hai thiết bị xây dựng, có thể là máy xúc thủy lực hoặc máy nạo vét, đưa trầm tích vào một tàu đang đợi sau khi đã xúc hết khỏi đáy biển. Phương pháp nạo vét này là công tác điển hình mà Việt Nam đã thực hiện tại một vài trong số các thực thể khác do Việt Nam chiếm đóng. Philíppin cũng đã bắt đầu công tác tương tự tại cơ sở của mình trên đảo Thị Tứ. Ngược lại, Trung Quốc thường sử dụng máy nạo vét cắt hút ở Biển Đông, có thể di chuyển trầm tích nhanh hơn rất nhiều, nhưng huỷ hoại môi trường ở mức độ báo động.

Hình ảnh từ tháng 3 cũng cho thấy một số trầm tích được nạo vét có vẻ đã được chuyển đến gần tiền đồn nhỏ của Việt Nam, tại đầu phía Bắc của Đảo Đá Lát.

Một hình ảnh gần đây được chụp vào ngày 3 tháng 6 cho thấy Việt Nam đang mở rộng tiền đồn phía Bắc, triển khai trên lớp trầm tích từ kênh được nạo vét. Sà lan được neo sát cạnh khu công trường, có thể nhìn thấy hai tàu lớn ở đầu phía Bắc của kênh, và gần 80 tàu nhỏ hơn nằm bên trong lẫn ngoài vũng ven biển. Đa số, nếu không phải tất cả, những tàu này là tàu đánh cá của Việt Nam.

Hoạt động thi công mới bao gồm lắp đặt bệ hình lục giác trải dài khoảng 100 foot (30 mét). Ít nhất một thiết bị xây dựng, có thể là máy xúc thủy lực, đang hoạt động trên lớp trầm tích mới được chuyển đến gần đây cạnh bệ hình lục giác này. Kết cấu mới có vẻ giống với các công trình mở rộng được xây dựng trên bốn công trình giống công sự bê tông ngầm khác của Việt Nam ở Quần đảo Trường Sa, tại Đảo Đá Cô Lin, Đá Len Đao, Đá Tiên Nữ, và Đá Lớn trong những năm gần đây. Giống như những công trình mở rộng đó, tòa nhà mới tại Đảo Đá Lát có lẽ sẽ được kết nối với tiền đồn hiện tại bằng cầu cạn.

Với công trình mới tại Đảo Đá Lát, Việt Nam đã tiến hành những nâng cấp khiêm tốn cho 21 trong số 49 tiền đồn tại Quần đảo Trường Sa trong những năm gần đây. Quyết định mở rộng sự hiện diện tại Đảo Đá Lát, bao gồm một con kênh mới để tạo điều kiện tiếp tế và cho phép các tàu lớn hơn cư trú trong vũng ven biển, là mối quan tâm đặc biệt do những sự kiện gần đây. Đảo Đá Lát nằm ở cực tây của các đá và bãi đá được chiếm đóng ở Quần đảo Trường Sa. Ở phía tây nam có một vài bãi đá ngầm dưới biển mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc một phần nhóm đảo của Trung Quốc mặc dù chúng hoàn toàn nằm dưới nước, cùng với các khối dầu khí của Việt Nam – nơi mà là tâm điểm của vài cuộc giao tranh nổi tiếng giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong năm vừa qua. Việt Nam, Hoa Kỳ, và đa phần cộng đồng quốc tế coi khu vực đó là một phần của thềm lục địa thuộc về Hà Nội, nhưng Trung Quốc tuyên bố các “quyền lịch sử” không xác định rõ ràng rằng với khu vực đó và cùng là một phần của yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.

Việt Nam đã xây dựng một loạt các khí tài nhỏ, gọi là “các trạm dịch vụ kinh tế, khoa học, và công nghệ,” trên các bãi ngầm dưới nước trong khu vực những năm 1980 và 1990. Mặc dù đã có những nâng cấp gần đây, những công trình này vẫn cực kỳ dễ bị tổn hại và đã được báo cáo là bị đe dọa bởi Bắc Kinh trong chiến dịch ép Hà Nội từ bỏ công tác khai thác dầu khí tại Khối 136 năm ngoái. Điều này có khả năng dẫn tới động cơ để Hà Nội đưa ra quyết định tăng cường sự hiện diện của mình tại Đảo Đá Lát lân cận. Bến tàu cho thấy giá trị hữu ích trong việc gây dựng tiền đồn cho các tàu tuần tra và nguồn lực cho phía đông nam.

Công tác xây dựng tại Đảo Đá Lát cũng nêu bật khía cạnh mới quan trọng của học thuyết quân sự của Việt Nam ở Biển Đông: sử dụng ngư dân làm lực lượng dân quân. Trung Quốc sử dụng lực lượng dân quân hàng hải gồm các ngư dân từ các tỉnh ven biển để tăng cường sự hiện diện và hỗ trợ các hoạt động ở các vùng nước đang giao tranh mà không khiêu khích phản ứng quân sự từ các bên khác. Việt Nam đã học từ sự khó khăn trong việc đối đầu với một lực lượng dân quân như vậy trong sự kiện đình trệ hoàn toàn năm 2014 khi Trung Quốc triển khai một giàn khoan dầu trên vùng nước tranh chấp và các tàu đánh cá Trung Quốc được kêu gọi bảo vệ hoạt động của giàn khoan này. Đáp lại, Việt Nam đã chiêu mộ chính những ngư dân trong nước để phục vụ theo khả năng tương tự, dù đến nay họ hoạt động ít hơn so với phía Trung Quốc. Trong trường hợp này, số lượng lớn các tàu đánh cá có mặt tại Đảo Đá Lát trong suốt quá trình xây dựng cho thấy họ có thể đang bảo vệ và hỗ trợ dưới tư cách quân sự chính thức.