GIỚI THIỆU VỀ AMTI


Trọng tâm của các vấn đề quốc tế đã chuyển hướng sang Châu Á. Không khu vực nào khác sẽ hành động thêm để xác định liệu thế kỷ 21 có phải là một thế kỷ hòa bình và thịnh vượng hay không. Vì lý do này, các quốc gia Thái Bình Dương phải nỗ lực dùng mọi biện pháp trong phạm vi quyền hạn của họ để giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột.

Môi trường biển ở Đông Á ẩn chứa cả triển vọng lẫn hiểm họa. Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là nơi tập trung một số tuyến đường vận tải biển quan trọng nhất thế giới, thúc đẩy vô số hoạt động thương mại trong khu vực và có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cùng với xô xát giữa các nước láng giềng và gia tăng hoạt động quân sự hóa có thể khiến một sự kiện biệt lập trên biển trở thành thảm họa địa chính trị. Tất cả những điều này đang diễn ra trên một bối cảnh tương đối mập mờ. Vấn đề địa lý khiến việc theo dõi các vấn đề sự kiện gặp nhiều khó khăn, ngoài ra không có một cơ quan có thẩm quyền, công khai và đáng tin cậy nào để cung cấp thông tin về những diễn biến trên biển.

Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) đang tìm cách thay đổi vấn đề này. AMTI được sáng tạo và thành lập bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Đây là một nguồn kiến thức tương tác và được cập nhật thường xuyên nhằm cung cấp thông tin, phân tích và trao đổi chính sách về các vấn đề an ninh hàng hải ở Châu Á. AMTI hướng tới mục tiêu thúc đẩy tính minh bạch trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn hành vi gây hấn và xung đột, đồng thời tạo cơ hội cho việc hợp tác và xây dựng lòng tin. Do mục tiêu của AMTI là cung cấp một nền tảng khách quan cho việc trao đổi, AMTI và CSIS không đứng về phía nào trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hay biển đảo. Để đảm bảo tính nhất quán, tất cả các vị trí địa lý đều được xác định theo quy ước đặt tên của Ban Địa danh Hoa Kỳ của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nền móng của AMTI là tính chính trực của thông tin chúng tôi trình bày. AMTI tổng hợp thông tin từ các nguồn tin tức, cũng như các tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận được chỉ định đặc biệt, các tổ chức công ở Châu Á và các cá nhân. Có thể có những trường hợp hi hữu trong đó AMTI sẽ được yêu cầu giữ bí mật nguồn cung cấp của một thông tin cụ thể. Chúng tôi sẽ làm như vậy với các trường hợp có chọn lọc với điều kiện là thông tin đó vượt qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt của chúng tôi và phục vụ cho lợi ích của dự án.

Trước khi đăng bất kỳ tài liệu nào, nhóm AMTI sẽ xem xét kỹ tất cả thông tin bằng cách sử dụng quy trình kiểm tra nhiều giai đoạn. Quy trình đó sẽ dựa trên 4 câu hỏi sau đây:

  • Nguồn thông tin đó có đáng tin cậy không? Họ có hiểu biết rõ những điều họ tuyên bố là biết đến hay không?
  • Có bằng chứng xác thực không? Các nguồn tin đáng tin cậy khác có mô tả tương tự về cùng một sự kiện hoặc sự việc đó hay không?
  • Có bằng chứng mâu thuẫn trực tiếp với thông tin được mô tả không? Nếu có, nguồn bằng chứng đó đáng tin cậy tới mức nào và nó có thể được chứng thực bằng các nguồn khác không?
  • Nếu mâu thuẫn nhưng có mô tả đáng tin cậy về cùng một sự kiện thì các học giả với kiến thức chuyên sâu về những quốc gia có liên quan giải thích như thế nào về những sự kiện đó?

Có thể có những tình huống trong đó AMTI không thể tự tin giải hòa sự mâu thuẫn giữa những mô tả trái ngược nhưng đáng tin cậy về cùng một sự kiện. Với những trường hợp như vậy, chúng tôi sẽ tuân theo sự chỉ dẫn của ban tư vấn xem xét có nên đăng tải sự kiện có nhiều mô tả hợp lý hay đợi thêm thông tin.

Các cộng tác viên biên tập cho AMTI tiến hành phân tích dựa trên khả năng phán đoán và năng lực chuyên môn mà họ đã đạt được với tư cách là học giả hoặc viên chức. Tất cả các cộng tác viên đều đóng góp ý kiến và tri thức một cách độc lập trong bài bình luận của họ, và đều được mời chia sẻ quan điểm cá nhân cũng như quan điểm của quốc gia họ. Mục tiêu của AMTI không phải là thúc đẩy một quan điểm cụ thể, mà nhằm đóng vai trò như một trung tâm thông tin cho những ý kiến bất đồng dựa trên cùng một loạt dữ kiện giống nhau.

AMTI hoạt động bằng nguồn vốn nội bộ của Chương trình Châu Á cũng như khoản tài trợ khởi nghiệp từ Viện Địa Chiến Lược Brzezinski. CSIS đang trong quá trình kêu gọi tài trợ cho sáng kiến này từ các chính phủ ở Châu Á, cũng như sự ủng hộ của đoàn thể và tổ chức. Chúng tôi sẽ cập nhật danh sách các nhà tài trợ trong vài tháng tới. Để tìm hiểu thêm về cách hỗ trợ AMTI, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Để biết thêm thông tin về AMTI, vui lòng liên hệ với Giám đốc của Sáng kiến, Gregory Poling, theo địa chỉ AMTI@csis.org.

BAN LÃNH ĐẠO CỦA AMTI


Mike Green

Tiến sỹ Michael Green
Phó Chủ Tịch Cấp Cao cho Châu Á, kiêm Chủ Tịch Ban nghiên cứu Nhật Bản

Michael Jonathan Green là phó chủ tịch cấp cao phụ trách cho Châu Á, đồng thời là Chủ tịch Ban nghiên cứu Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Ông cũng là phó giáo sư tại Trường ngoại giao Edmund A. Walsh, thuộc Đại học Georgetown.

Gregory Poling

Gregory Poling
Giám Đốc

Gregory B. Poling là Giám đốc cửa Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, đồng thời là nghiên cứu viên với Chương trình Đông Nam Á tại CSIS. Ông giám sát hoạt động nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt chú trọng tới vấn đề lãnh hải và các quốc gia Đông Nam Á. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông gồm các tranh chấp trên Biển Đông, dân chủ hóa ở Đông Nam Á và chủ nghĩa đa phương ở Châu Á.

Ban Cố Vấn


Victor Cha, Cố Vấn Cấp Cao kiêm Chủ tịch Ban nghiên cứu Hàn Quốc, CSIS
Craig Cohen, Phó Chủ Tịch điều hành, CSIS
Zack Cooper, Nghiên cứu viên, Ban nghiên cứu Nhật Bản, CSIS
Bonnie S. Glaser, Cố Vấn Cấp Cao về Châu Á, Chủ tịch Ban nghiên cứu Freeman về Trung Quốc, CSIS
Michael J. Green, Phó Chủ Tịch cấp cao phụ trách Chương trình Châu Á kiêm Chủ tịch Ban nghiên cứu Nhật Bản, CSIS
John J. Hamre, Chủ tịch, Giám Đốc điều hành, Chủ tịch Ban nghiên cứu Pritzker, CSIS
Geoffreym Hartman, Nghiên cứu viên, Chương trình Đông Nam Á, CSIS
Kathleen H. Hicks, Phó Chủ Tịch, Chủ Tịch Ban nghiên cứu Henry A. Kissinger kiêm Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế, CSIS
Murray Hiebert, P Cố Vấn Cấp Cao kiêm Phó Giám Đốc Chương trình Đông Nam Á, CSIS
Christopher K. Johnson, Cố vấn cấp cao kiêm Chủ tịch Ban nghiên cứu Freeman về Trung Quốc, CSIS
James A. Lewis, Giám Đốc kiêm Nghiên cứu viên cao cấp, Chương trình Công nghệ Chiến lược, CSIS
Richard M. Rossow, Nghiên cứu viên cao cấp kiêm Chủ Tịch Ban nghiên cứu Wadhwani về Chính sách của Hoa Kỳ – Ấn Độ, CSIS
Andrew Kuchins, Giám Đốc kiêm Nghiên cứu viên cao cấp, Chương trình Nghiên cứu Nga và Á Âu, CSIS
Amy Searight, Cố Vấn Cấp Cao kiêm Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á, CSIS
Nicholas Szechenyi, Phó Giám Đốc kiêm Nghiên cứu viên cao cấp, Ban nghiên cứu Nhật Bản, CSIS

Nhóm Phát Triển Web


AMTI được thiết kế và phát triển bởi Andreas C. Dracopoulos Family Ideas Lab, phòng thiết kế truyền thông và tương tác của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.

Paul Franz — Quản lý Dự án
Jacque Schrag — Phát triển Dự án
Alison Bours — Thiết kế & UX
Willa Hine — Chuyên gia phát triển giao diện web
Sam Ellis, Nirja Desai và Caroline Amenabar — Thiết kế đồ họa thông tin và hoạt hình

NẾU CÓ THẮC MẮC HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI.