Cập nhật ngày 29 tháng 6 năm 2017

Hình ảnh mới cho thấy rằng một mặt Trung Quốc tập trung đàm phán với các quốc gia Đông Nam Á về những nguyên tắc cơ bản nhằm quản lý tranh chấp Biển Đông. Mặt khác, Bắc Kinh vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự và lưỡng dụng trên Quần đảo Trường Sa. Mặt khác nhà chứa tên lửa mới, hệ thống rađa/liên lạc và các cơ sở hạ tầng khác đang được xây dựng trên Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Subi gợi ý rằng mặc dù khu vực đang cố gắng giải quyết tranh chấp theo biện pháp hòa bình thì Trung Quốc vẫn quyết tâm bành trướng thế lực và sức mạnh của mình.

Đá Chữ Thập tiếp tục là căn cứ hiện đại nhất của Trung Quốc. Vào tháng 2, AMTI đã xác định được tám nhà chứa tên lửa kiên cố với phần mái có thể đóng mở tại mỗi Đá nói trên. Trước đó, Reuters cũng từng cho đưa tin đó là nơi đặt các bệ phóng tên lửa. Trung Quốc hiện đã xây dựng thêm bốn nhà chứa tên lửa tại Đá Chữ Thập, nhưng chưa thấy xây dựng tại Đá Subi hoặc Đá Vành Khăn.

Trung Quốc cũng đang bận rộn mở rộng hệ thống liên lạc và tăng cường khả năng của các tháp rađa đã có trên các đảo nhân tạo. Họ cũng đang lắp đặt một mạng ăng ten rất lớn trên một tiền đồn nhỏ ở phía nam của Đá Vành Khăn và nó dự kiến sẽ nâng cấp khả năng giám sát của Trung Quốc xung quanh thực thể này. Diễn biến này sẽ khiến Manila vô cùng quan ngại vì Đá Vành Khăn nằm gần các đảo mà nước này đang chiếm giữ như Palawan, Bãi Cỏ Rong và Bãi Cỏ Mây.

Ngoài ra, Trung Quốc còn lắp đặt mái che máy rađa lớn trên một tòa nhà ở phía nam Đá Chữ Thập, và điều này cho thấy một hệ thống rađa/liên lạc quy mô khá lớn của Bắc Kinh trên thực thể này. Một tòa nhà giống hệt cũng đang được xây dựng tại đầu phía bắc của thực thể này, cùng với hai tòa nhà khác tại Đá Vành Khăn.

Một mái vòm khác nhỏ hơn đã được lắp đặt trên một toà tháp gần các nhà chứa tên lửa ở Đá Vành Khăn. Điều này cho thấy mái vòm này có thể kết nối với các rađa dành cho bất kỳ hệ thống tên lửa nào chứa trong đó.

Cuối cùng, Trung Quốc cũng đang xây dựng bốn kết cấu ngầm rất lớn ở mỗi đá có thể được dùng chứa đạn dược và nhiều nhu yếu phẩm khác. Một bài báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc cho hay các cơ sở hạ tầng ngầm khá lớn đã được Trung Quốc xây dựng trên mỗi đảo trước đó để tích trữ nhiên liệu và nước dùng.


NGÀY ĐĂNG: NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 2017

Chỉ một năm trước, cựu giám đốc tình báo quốc gia James Clapper đã gửi một lá thư cho Thượng nghị sĩ John McCain dự đoán rằng Trung Quốc sẽ hoàn tất các cơ sở bảo vệ và phỏng thủ ở Quần đảo Trường Sa vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Và điều đó dường như đã trở thành sự thực. Việc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quân sự và sử dụng kép trên “Bộ 3″—Đá Su Bi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập— sắp hoàn tất với các công trình hải quân, không quânrađa và phòng thủ mà AMTI đã theo dõi gần hai năm đã cơ bản hoàn thành. Giờ đây, Bắc Kinh có thể triển khai các khí tài quân sự, bao gồm máy bay chiến đấu và máy phóng tên lửa di động đến Quần đảo Trường Sa bất cứ lúc nào.

Ba căn cứ không quân của Trung Quốc ở Quần đảo Trường Sa và một căn cứ khác trên Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa [THIS LINK SHOULD BE THE VIETNAMESE VERSION ONCE IT IS APPROVED] sẽ cho phép máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động trên gần như toàn bộ Biển Đông. Hệ thống rađa của Trung Quốc cũng có phạm vi hoạt động tương tự nhờ trợ giúp bởi cơ sở rađa cảnh báo sớm/giám sát tiên tiến ở Đá Chữ Thập, Đá Su Bi và Đá Châu Viên cũng như Đảo Phú Lâm và các cơ sở nhỏ khác. Trung Quốc đã duy trì hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) HQ-9 trên Đảo Phú Lâm hơn một năm và đã ít nhất một lần triển khai tên lửa hành trình chống tàu tới đảo. Họ đã xây dựng thêm hầm trú ẩn kiên cố với mái có thể thu vào dành cho máy phóng tên lửa di động trên Bộ ba này.

Đá Chữ Thập

Việc xây dựng tất cả các nhà chứa ở Đá Chữ Thập—đủ để chứa 24 máy bay chiến đấu và ba máy bay lớn hơn (chẳng hạn như máy bay ISR, vận chuyển, tiếp nhiên liệu hoặc thả bom)—đã hoàn thành. Vào tháng 1, các vòm rađa đã được lắp đặt trên đỉnh ba tháp lớn ở nhánh phía đông bắc của đá này và một tháp ở phía bắc của đường băng. Một nhóm các vòm rađa lớn được lắp đặt ở phía bắc của đường băng cho thấy một phạm vi cảm biến/rađa rộng lớn.

Đá Vành Khăn  

Trên Đá Vành Khăn, các nhà chứa cho 24 máy bay chiến đấu đã hoàn tất và các đội xây dựng đã hoàn thiện nốt năm nhà chứa lớn hơn vào đầu tháng 3. Một tháp rađa đã hoàn thiện được dựng ở trung tâm đá này và bộ ba tháp lớn đã được xây dựng ở góc phía tây nam. Việc đặt một vòm rađa xuống đất bên cạnh một trong các tháp này gần đây cho thấy chúng sẽ được triển khai với mô hình y hệt trên Đá Chữ Thập và Đá Su Bi. Mái có thể thu vào cũng được lắp đặt trên hầm trú ẩn cho tên lửa mới xây dựng gần đây.

Đá Su Bi

Trên Đá Su Bi, việc xây dựng nhà chứa cho 24 máy bay chiến đấu và bốn nhà chứa lớn hơn đã hoàn thành. Hình ảnh gần đây cho thấy các vòm rađa trên bộ ba tháp của Su Bi ở các giai đoạn hoàn thành khác nhau, cùng với một tháp rađa đã hoàn thiện bên cạnh đường băng. Đá Su Bi cũng có dải rađa cao tầng theo hình “chuồng voi” ở đầu phía nam và đây là dải rađa độc nhất trong toàn Bộ 3. Cũng giống như cơ sở rađa ở các đá khác, rađa cao tầng này gần với cấu trúc phòng thủ dạng điểm, nhằm bảo vệ chống lại cuộc tấn công trên không hoặc tên lửa.