Quá trình xây dựng đường băng của Trung Quốc tại khu vực Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Su Bi cùng các tiến triến khác ở quần đảo Hoàng Sa tiếp tục là vấn đề nóng hổi và được thảo luận nhiều nhất về Biển Đông. Tuy nhiên, các căn cứ đang được triển khai tại các tiền đồn nhỏ hơn ở khu vực Đảo Trường Sa—khu vực Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma và đặc biệt là Đá Châu Viên—sẽ trở nên quan trọng không kém trong chiến lược dài hạn của Bắc Kinh. Quá trình triển khai tên lửa mặt đất đối không HQ-9 trên Đảo Phú Lâm tại khu vực quần đảo Hoàng Sa trong tháng này rất đáng chú ý, nhưng nó, không thay đổi sự cân bằng quân sự ở Biển Đông. Mặt khác, hệ thống thiết bị ra đa mới đang được triển khai ở khu vực Trường Sa có thể thay đổi đáng kể khả bao quát hoạt động ở Biển Đông. Và cùng với quá trình triển khai đường băng mới cũng như các căn cứ phòng không, chúng khẳng định chiến lược chống tiếp cận dài hạn của Trung Quốc—nhằm thiết lập hệ thống kiểm soát hiệu quả trên biển và trên không xuyên suốt Biển Đông.

Các diễn tiến ở khu vực Đá Châu Viên, cực ngoài cùng phía Nam của các thực thể do Trung Quốc chiến đóng ở Biển Đông cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc xây dựng các căn cứ tại khu vực Đá Châu Viên có vẻ như sắp hoàn tất và đảo nhân tạo giờ đây đã bao phủ diện tích khoảng 52 mẫu (211.500 mét vuông). Hai cấu trúc có thể là tháp ra đa đã được xây dựng ở phía Bắc của thực thể cùng với việc dựng một số cột trụ có chiều cao 65 feet (20 mét) trên phần tiết diện lớn của vị trí phía Nam. Các ra đa tần số cao sẽ được lắp đặt trên các trụ này, theo dự đoán đầu tiên trên tờ The Diplomat; giúp tăng khả năng giám sát trên biển và lưu thông trên không của Trung Quốc trên khắp khu vực Nam Biển Đông. Ngoài các hệ thống ra đa này, Trung Quốc còn xây dựng hầm chôn và ngọn hải đăng trên phần phía Bắc của thực thể, một số tòa nhà và sân bay trực thăng ở trung tâm thực thể, thiết bị thông tin liên lạc về phía Nam và bến tàu cùng với cần cẩu bốc xếp ở đầu phía Tây của tiền đồn.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên khu vực Đá Châu Viên vào ngày 24 tháng 1 năm 2016.

China’s artificial island on Cuarteron Reef, as of January 24, 2016.
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên khu vực Đá Châu Viên vào ngày 24 tháng 1 năm 2016.

 

Phần phía Nam tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Châu Viên vào ngày 24 tháng 1 năm 2016.

The southern section of China’s outpost on Cuarteron Reef, as of January 24, 2016.
Phần phía Nam tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Châu Viên vào ngày 24 tháng 1 năm 2016.

 

Phần phía Bắc tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Châu Viên vào ngày 24 tháng 1 năm 2016.

The northern section of China’s outpost on Cuarteron Reef, as of January 24, 2016.
Phần phía Bắc tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Châu Viên vào ngày 24 tháng 1 năm 2016.

 

Trung Quốc có phạm vi quan sát của ra đa tương đối đáng kể ở nửa phía Bắc Biển Đông nhờ vào các cơ sở của mình trên đất liền và tại quần đảo Hoàng Sa. Và mặc dù Trung Quốc có thể có tầm quan sát xa hơn ở phía Nam nhờ hệ thống ra đa vượt đường chân trời trên đất liền, việc lắp đặt ra đa tần số cao trên khu vực Đá Châu Viên sẽ tăng cường đáng kể khả năng của Trung Quốc trong việc giám sát mặt biển và không lưu từ phía Bắc eo biển Malácca và các kênh chiến lược quan trọng khác (phạm vi giám sát sẽ tùy thuộc vào vị trí cụ thể của ra đa tại đó). Cải thiện phạm vi giám sát của ra đa là một phần quan trọng—cùng với hệ thống phòng không tiên tiến cũng như khả năng tiếp cận lớn hơn của với máy bay của Trung Quốc—trong việc hướng tới mục tiêu thiết lập quyền kiểm soát biển và vùng trời trong khắp đường chín đoạn.

Bản đồ tương tác dưới đây cho thấy khu vực giám sát chồng chéo của ba hệ thống nêu trên. Để minh họa, phạm vi ra đa được hiển thị dưới dạng cách 300 km từ Đá Châu Viên và 50 km từ các thực thể khác được biết là có thể chứa tháp ra đa. Phạm vi của máy bay tiêm kích được hiển thị dựa trên máy bay J-10 của Trung Quốc. Để bật và tắt từng lớp, hãy nhấn vào phấn lựa chọn ở góc trên bên phải của màn hình.

 

DIỄN TIẾN Ở CÁC THỰC THỂ KHÁC


Hoạt động xây dựng tại khu vực Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa và Đá Gạc Ma cũng đã gần hoàn tất và các căn cứ ra đa tại mỗi khu vực này sẽ đóng vai trò trong việc tăng khả năng giám sát và ứng phó của Trung Quốc với các hoạt động ở Biển Đông. Đảo nhân tạo ở khu vực Đá Gaven hiện đã có bến tàu với cần cẩu có khả năng bốc xếp, đê, sân bay trực thăng và kho chứa ở góc phía Nam. Các nỗ lực cải tạo đất dường như vẫn được tiến hành ở phía Đông của sân bay trực thăng. Vị trí trung tâm của thực thể có một tòa nhà lớn với bốn ụ để súng, mạng năng lượng mặt trời và một kết cấu có thể là tháp liên lạc. Phần phía Bắc chứa sân bay trực thăng thứ hai, các công trình hỗ trợ và nhiều khả nằng cả hệ thống ra đa.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên khu vực Đá Gaven vào ngày 12 tháng 2 năm 2016.

China’s artificial island on Gaven Reef, as of February 12, 2016.
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên khu vực Đá Gaven vào ngày 12 tháng 2 năm 2016.

 

Phần phía Bắc tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Gaven vào ngày 12 tháng 2 năm 2016.

The northern section of China’s outpost on Gaven Reef, as of February 12, 2016.
Phần phía Bắc tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Gaven vào ngày 12 tháng 2 năm 2016.

 

Tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Tư Nghĩa bao gồm một tòa nhà lớn với bốn ụ để súng, sân chơi và một vài tòa nhà nhỏ hơn trên phần phía Tây cùng với bến tàu được trang bị cần cẩu, sân bay trực thăng, có thể có tháp ra đa và kho chứa về phía Đông. Ngoài ra còn có những nỗ lực cải tạo đất được tiến hành ở phía Nam của tòa nhà chính trên phần phía Tây.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên khu vực Đá Tư Nghĩa vào ngày 7 tháng 2 năm 2016.

China’s artificial island on Hughes Reef, as of February 7, 2016.
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên khu vực Đá Tư Nghĩa vào ngày 7 tháng 2 năm 2016.

 

Phần phía Bắc tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Tư Nghĩa vào ngày 7 tháng 2 năm 2016.

The eastern section of China’s outpost on Hughes Reef, as of February 7, 2016.
Phần phía Bắc tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Tư Nghĩa vào ngày 7 tháng 2 năm 2016.

 

Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên khu vực Đá Gạc Ma bao gồm một tòa nhà lớn ở đầu phía Đông Nam và một số tòa nhà nhỏ hơn, mạng năng lượng mặt trời, ngọn hải đăng, sân bay trực thăng và bến tàu, ít nhất hai ra đa tại phía Bắc và Đông của thực thể.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên khu vực Đá Gạc Ma vào ngày 9 tháng 2 năm 2016.

China’s artificial island on Johnson South Reef, as of February 9, 2016.
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên khu vực Đá Gạc Ma vào ngày 9 tháng 2 năm 2016.

 

Phần phía Bắc tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Gạc Ma vào ngày 9 tháng 2 năm 2016.

The northern portion of China’s outpost on Johnson South Reef, as of February 9, 2016.
Phần phía Bắc tiền đồn của Trung Quốc trên khu vực Đá Gạc Ma vào ngày 9 tháng 2 năm 2016.