Đầu tháng 9 năm 2015, AMTI đã công bố các hình ảnh cho thấy Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng đường băng đầu tiên trên vùng Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, họ đang đốc thúc xây dựng đường băng thứ hai tại Đá Su Bi và chuẩn bị tài nguyên xây dựng đường băng thứ ba tại Đá Vành Khăn. Bốn tháng sau, Trung Quốc không chỉ cho ba chuyến bay dân sự hạ cánh trên Đá Chữ Thập mà còn đốc thúc việc xây dựng trên Đá Su Bi và đặc biệt là Đá Vành Khăn. Việc xây dựng đường băng trên Đá Chữ Thập mất tối thiểu 7 tháng tính từ thời điểm bắt đầu san bằng và đến tháng 2 năm 2015 đã có hình ảnh về khu vực này. Công việc cải tạo tại Đá Su Bi có vẻ diễn ra nhanh hơn một chút với việc san bằng bắt đầu vào tháng 6 hoặc 7. Và tại Đá Vành Khăn, công trình xây dựng đã gần hoàn tất chỉ sau 3 đến 4 tháng từ thời điểm bắt đầu san bằng. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng nhanh chóng xây dựng các cơ sở khác trên cả Đá Vành Khăn và Đá Su Bi.

 

 

PHÁT TRIỂN TRÊN ĐÁ VÀNH KHĂN


Đá Vành Khăn cách BRP Sierra Madre 21 hải lý. BRP Sierra Madre là con tàu được Philíppin cố ý cho mắc cạn tại Bãi Cỏ Mây vào năm 1999 và là nơi sinh sống của một đội quân lính thủy Philíppin. Trung Quốc đã và đang duy trì sự hiện diện qua việc tuần tra biển liên tục quanh Bãi Cỏ Mây từ năm 2013 và cố ngăn chặn tàu thuyền tiếp tế cho tàu Sierra Madre vào tháng 3 năm 2014. Đá Vành Khăn cũng cách Bãi Cỏ Rong 60 hải lý, khu vực mà Philíppin vẫn cố gắng kêu gọi cùng khai thác khoáng sản tự nhiên bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Vị trí chiến lược và quy mô của Đá Vành Khăn (số đất Trung Quốc đã chiếm đóng tại khu vực này lớn hơn gấp đôi so với Đá Chữ Thập và nhiều hơn 50% so với Đá Su Bi) khiến việc phát triển tại Đá Vành Khăn là vấn đề được Philíppin đặc biệt chú trọng.

Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 9 năm 2015.

Mischief Reef as of September 8, 2015.
Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 9 năm 2015.

Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 1 năm 2016.

Mischief Reef January
Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 1 năm 2016.

 

PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG BĂNG


Công việc xây dựng đường băng tại Đá Vành Khăn diễn ra nhanh hơn đáng kể so với trên Đá Chữ Thập hoặc Đá Su Bi. Công tác chuẩn bị bắt đầu từ đầu tháng 9 nhưng hiện chưa thu được hình ảnh về đường băng. Đến ngày 19 tháng 10, chúng ta đã có thể nhận thấy đường băng bằng cát đầm chặt hoàn toàn và đến ngày 5 tháng 12, đường băng và thềm đế đã được rải sỏi và đổ bê tông dày 500 feet (152 mét). Vào ngày 8 tháng 1, công tác xây dựng gần như đã hoàn tất với việc đổ bê tông trên hầu hết bề mặt đường băng.

Đầu phía Nam của đường băng trên Đá Vành Khăn vào ngày 19 tháng 10.

The southern end of the Mischief Reef runway as of October 19.
Đầu phía Nam của đường băng trên Đá Vành Khăn vào ngày 19 tháng 10.

 

Đầu phía Nam của đường băng trên Đá Vành Khăn vào ngày 5 tháng 12.

The southern end of the Mischief Reef runway as of December 5.
Đầu phía Nam của đường băng trên Đá Vành Khăn vào ngày 5 tháng 12.

 

Đầu phía Nam của đường băng trên Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 1.

The southern end of the Mischief Reef runway as of January 8.
Đầu phía Nam của đường băng trên Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 1.

 

 

DIỄN TIẾN KHÁC TRÊN ĐÁ VÀNH KHĂN


Toàn cảnh đường băng tại Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 1.

The entire runway at Mischief Reef as of January 8.
Toàn cảnh đường băng tại Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 1.

 

Phía Tây Bắc của Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 1, bao gồm đê biển và cơ sở hạ tầng mới được xây dựng, gồm có nhà ở, thao trường bằng bùn nhân tạo, máy nghiền xi măng và bến tàu.

The artificial island at the southern end of Mischief Reef, as of January 8.
Đảo nhân tạo tại đầu phía Nam của Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 1.

 

Đảo nhân tại đầu phía Nam của Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 1 cho thấy đê biển mới được xây ở phía Bắc của đảo và một bến tàu hoàn chỉnh.

The northwest side of Mischief Reef as of January 8.
Phía Tây Bắc của Đá Vành Khăn vào ngày 8 tháng 1.

 

 

PHÁT TRIỂN TRÊN ĐÁ SU BI


Đá Su Bi ở đầu phía Bắc của quần đảo Trường Sa, chỉ cách 13 hải lý từ Đảo Thị Tứ do Philíppin chiếm đóng chính, nơi có một số người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt trên biển. Su Bi cũng cách Đảo Ba Bình – khu vực duy nhất do Đài Loan chiếm đóng – chưa đến 40 hải lý, đây cũng là thực thể tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Đá Su Bi là mục tiêu rất đáng mong đợi cho các cuộc tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kì (hoạt động này cũng diễn ra gần bốn thực thể khác không do Trung Quốc chiếm đóng) vào ngày 26 tháng 10.

Đá Su Bi vào ngày 3 tháng 9 năm 2015.

Subi Reef as of September 3, 2015.
Đá Su Bi vào ngày 3 tháng 9 năm 2015.

Đá Su Bi vào ngày 8 tháng 1.

Subi Reef as of January 8.
Đá Su Bi vào ngày 8 tháng 1.

 

 

PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG BĂNG


Việc xây dựng bãi đáp tại Đá Su Bi gần hoàn tất sau khoảng 6, 7 tháng. Đến ngày 19 tháng 11, tầng cát nền cho đường băng đã được đầm chặt và các máng đã được đào để dẫn bê tông. Đến ngày 21 tháng 12, tầng sỏi nền đã được rải trên hầu hết bề mặt đường băng và đã có thể nhìn thấy một số dải đường bê tông tại đầu phía Bắc (phần phía dưới của ảnh sau). Đến ngày 8 tháng 1, đầu phía Nam của đường băng (không có trong hình) đã được lát bê tông giống như hầu hết đường băng và thềm đế ở đầu phía Bắc, trong khi ở phần trung tâm, công tác rải sỏi đã hoàn tất và đã có thể thấy rõ dải đường bê tông.

Phần trung tâm của đường băng trên Đá Su Bi vào ngày 19 tháng 11.

The center portion of the Subi Reef runway as of November 19.
Phần trung tâm của đường băng trên Đá Su Bi vào ngày 19 tháng 11.

Phần trung tâm của đường băng trên Đá Su Bi vào ngày 21 tháng 12.

The center portion of the Subi Reef runway as of December 21.
Phần trung tâm của đường băng trên Đá Su Bi vào ngày 21 tháng 12.

Phần trung tâm của đường băng trên Đá Su Bi vào ngày 8 tháng 1.

The northern end of the Subi Reef runway as of January 8.
Đầu phía Bắc của đường băng trên Đá Su Bi vào ngày 8 tháng 1.

Đầu phía Bắc của đường băng trên Đá Su Bi vào ngày 21 tháng 12.

The northern end of the Subi Reef runway as of December 21.
Đầu phía Bắc của đường băng trên Đá Su Bi vào ngày 21 tháng 12.

Đầu phía Bắc của đường băng trên Đá Su Bi vào ngày 8 tháng 1.

The center portion of the Subi Reef runway as of January 8.
Đầu phía Bắc của đường băng trên Đá Su Bi vào ngày 8 tháng 1.

 

DIỄN BIẾN KHÁC TRÊN ĐÁ SU BI


Một tàu chuyên chở lớn chứa các đơn vị nhà ở tạm thời vượt qua con kênh để vào bãi Đá Su Bi vào ngày 8 tháng 1. Công tác nạo vét để đào sâu và mở rộng con kênh diễn ra trong tháng 9 đã hoàn thành.

Freighter passes into Subi Reef Lagoon January 8.
Tàu chuyên chở tiến vào Bãi đá Su Bi vào ngày 8 tháng 1.

 

Cơ sở hạ tầng chính nằm ở phía Tây Bắc của Đá Su Bi vào ngày 8 tháng 1. Đê biển và bến tàu đã được xây dựng và công tác xây dựng tiếp tục trên một số tòa nhà đã được gia cố.

Main Infrastructure of Subi Reef.
Cơ sở hạ tầng chính của Đá Su Bi.

Tháp bát giác với kết cấu hình nón trên đỉnh, nằm ở phía Đông Bắc Đá Su Bi, gần hoàn thành vào ngày 8 tháng 1. Mỗi mặt của tháp có bề rộng 40 feet (12 mét) và cao 90 (27 mét) đến 100 feet (30 mét).

Octagonal tower on northeast side of Subi Reef on January 8.
Tháp bát giác ở phía Đông Bắc Đá Su Bi vào ngày 8 tháng 1.

Tờ Financial Times đăng tải các bài báo cụ thể hơn về các diễn tiến này tại đây.