Tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Hoa Kỳ tiến vào quần đảo Trường Sa vào ngày 26 tháng 10 trong lần tiến hành hoạt động tự do giao thông hàng hải (FONOP) đầu tiên tại khu vực kể từ năm 2012. Tàu đã di chuyển trong khu vực 12 hải lý quanh Đá Su Bi, trước đây là thực thể chìm khi thủy triều lên và đã được Trung Quốc xây dựng thành đảo nhân tạo trong hai năm qua. Trái ngược với các báo cáo ban đầu, hoạt động của tàu Lassen không nhằm khẳng định rằng Đá Su Bi không có lãnh hải 12 hải lý do bãi đá này nằm ở vùng thủy triều thấp và không phải là đá hay đảo theo pháp lý. Thay vào đó, tàu khẳng định quyền tự do di chuyển gần bãi đá bất kể tình trạng pháp lý của thực thể. Su Bi rất có thể nằm trong lãnh hải của Đảo Sơn Ca, một thực thể chưa bị chiếm đóng ở gần đó và nó có thể hoặc không thể được coi là bãi đá tự hình thành theo pháp lý. Theo luật quốc tế, Đá Su Bi có thể được dùng để mở rộng lãnh hải của Đảo Sơn Ca, vì vậy tàu Lassen đã di chuyển theo cách hợp pháp trong phạm vi lãnh hải hoặc vùng biển quốc tế. Được biết, tàu cũng di chuyển trong phạm vi 12 hải lý của các thực thể do Philíppin và Việt Nam chiếm đóng.

Việc tàu Lassen tuần tra quần đảo Trường Sa đã đem tới sự chú ý cho chương trình hoạt động tự do hàng hải của Hoa Kỳ mà ít ai biết đến. Và giới chức Hoa Kỳ đã cho biết rõ rằng hoạt động tuần tra gần đây chỉ là bước đầu trong nhiều hoạt động khác tại quần đảo tranh chấp. Vậy FONOP là gì? Dưới đây chỉ là một vài ví dụ về các hoạt động tiềm năng mà Hoa Kỳ có thể thực hiện tại quần đảo Trường Sa để bác bỏ tuyên bố chủ quyền biển bất hợp pháp, và khẳng định tự do hàng hải.

Possible Freedom of Navigation Operations
Hoạt động tự do giao thông hàng hải tiềm năng

Giới chức Hoa Kỳ tái khẳng định rằng hoạt động gần đây quanh Đá Su Bi và các thực thể khác là hoạt động thường xuyên và rằng chương trình FON Hoa Kỳ không nhắm cụ thể vào Trung Quốc. Chương trình này tồn tại từ năm 1979 và mỗi năm lại nhắm đến các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của hàng chục quốc gia, bất kể là quốc gia thân hay chống Mỹ. Năm 2014, hoạt động FONOP Hoa Kỳ diễn ra tại vùng biển và vùng trời của 19 nước, trong đó có nhiều nước Châu Á.

United States Freedom of Navigation Operations 2014
Hoạt động tự do giao thông hàng hải Hoa Kỳ 2014

Thật khó để xác định FONOP tiếp theo của Hoa Kỳ tại quần đảo Trường Sa sẽ diễn ra ở đâu và chống lại tuyên bố chủ quyền hay hạn chế nào. Nhưng dù sớm hay muộn thì chắc chắn Hoa Kỳ cũng sẽ tiến hành hoạt động để khẳng định rằng không phải tất cả thực thể ở Biển Đông có lãnh hải – một luận điểm được các quan chức Hoa Kỳ nhiều lần nhấn mạnh. Điều có thể không áp dụng cho Đá Su Bi, nhưng còn rất nhiều mỏm đá ngầm khi thủy triều thấp ở quần đảo Trường Sa nằm ngoài lãnh hải của bất kỳ bãi đá hoặc đảo nào gần đó và điều này là không thể phủ nhận. Và Trung Quốc không phải là nước duy nhất chiếm đóng các thực thể đó.

Which Spratlys Don't Get a Territorial Sea?
Thực thể nào trên quần đảo Trường Sa không thuộc lãnh hải?

Để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động FONOP gần đây và ý nghĩa của hoạt động đó, hãy xem các bài Phân tích gần đây từ: Hoa Kỳ khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao trước các hoạt động tự do hàng hải của Hoa Kỳ trong tương lai?, Tính hợp pháp của Chương trình FON của Hoa Kỳ, Bài Phỏng vấn với Bonnie Glaser về hoạt động FONOP và phản ứng của Trung Quốc, và Liệu Nhật Bản có tham gia hoạt động tự do hàng hải của Hoa Kỳ tại Biển Đông?