Trung Quốc dường như đã xây dựng căn cứ điểm phòng thủ tối quan trọng, bằngsúng phòng không lớn và hệ thống vũ khí đánh gần (CIWS), tại các tiền đồn của mình tại quần đảo Trường Sa. AMTI bắt đầu theo dõi quá trình xây dựng các kết cấu có hình lục giác đồng nhất tại khu vực Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Su Bi vào tháng 6 và 7. Sự phát triến củacác cấu trúc này có vẻ như thuộc quá trình tăng cường hệ thống điểm phòng thủ đã được xây dựng tại các căn cứ nhỏ hơn của Trung Quốc tại khu vực Đá Gaven, Tư Nghĩa, Gạc Ma và Châu Viên.

Đá Gaven

Đá Tư Nghĩa

Trung Quốc đã xây dựng các sở chỉ huy gần như đông nhấttại cả bốn đảo nhân tạo nhỏ của mình. Tại hai hòn đảo nhỏ nhất, Đá Tư Nghĩa và Gaven, cấu trúc phòng thử bao gồm bốn nhánh được xây tách rời khỏi kết cấu trung tâm. Đoạn cuốicủa mỗi nhánh là một bệ hình lục giác có chiều rộng khoảng 30 feet (9.1 mét). Các nhánh phía Đông Bắc và Tây Nam được lắp đặt các vũ khí giống như súng phòng không (có chiều dài khoảng 20 feet hoặc 6 mét khi đo đến phần đỉnh nòng súng). Hai bệ còn lại gồm các vật thể nhỏ hơn (chiều rộng khoảng 10 feet hoặc 3 mét) với phần nòng súng không nhìn thấy rõ. Theo nghiêm Đô đốc Michael McDevitt thuộc Trung tâm Phân tích Hải Quân và Cortez Cooper của Tập đoàn RAND trong một podcast mới, mặc dù chưa thể xác định rõ ràng nhưng các cấu trúcnày rất có thể là hệ thống CIWS giúp chống lại cuộc tấn công của tên lửa hành trình.

Đá Gạc Ma

Trung Quốc đã thay đổi thiết kế của căn cứ phòng thủ tại Đá Gác Ma. Căn cứ trung tâm chỉ có hai nhánh, trong đó nhánh phía Nam chứa súng phòng không (được che đậytrong ảnh vệ tinh gần đây, nhưng có thể nhìn thấy trong các hình ảnh trước đây) và nhánh phía Bắc rõ ràng có hệ thống CIWS. Ngoài ra, một bệ súng và nhiều khả năng là CIWS, cùng với ra đa, đã được xây dựng trên một cấu trúc riêng biệt khác, bao gồm ba tòa tháp hình lục giác ở phía Đông của hòn đảo nhân tạo. Cấu này có vẻ đỡ phức tạp hơn các cấu trúc tiền thân được xây dựng gần đầy tại khu vực Đá Chữ Thập, Vành Khăn và Su Bi.

Đá Châu Viên

Tại Đá Châu Viên, đảo nhân tạo cuối cùng trong số bốn đảo nhỏ đã hoàn thiện, các hệ thống điểm phòng thủ hoàn toàn được tách rời khỏi sở chỉ huy trung tâm. GócĐông Bắc và Tây Nam của đảo có cấu trúc giống hệt với cấu trúc tại Đá Gạc Ma, gồm súng phòng không, hệ thống vũ khí CIWS và ra đa.

Mô hình này đã được phát triển thêm tại các căn cứ có quy mô lớn hơn rất nhiều của Trung Quốc tại khu vực Đá Chữ Thập, Đá Su Bi và Đá Vành Khăn. Mỗi bãi đá nêu trên chứa bốn kết cấu, bao gồm các tháp hình lục giác phân tầng hướng về phía biển. Chúng được định vị sao cho mọi súng phòng không và hệ thống lắp đặt CIWS ở trên bao phủ tất cả các đường dẫn vào căn cứ với các phạm vi bắn chồng chéo lên nhau. Hình ảnh xây dựng các công trình này trước đây của AMTI cho thấy rằng mỗi công trình bao gồm sáu kết cấu hình lục giác theo vòng xung quanh một tháp trung tâm. Tới nay, ba trong số các hình lục giác phía bên ngoài đã bị lấp trong khi các hình lục giác khác được xây dựng theo kết cấu phân tầng, với các hình lục giác ở phía trước (hướng ra ngoài) được xây thấp hơn các hình lục giác ở phía sau. Tất cả các cấu trúc, ngoại trừ một kết cấu ở khu vực Đá Chữ Thập, đều được hỗ trợ bởi một tháp cùng với một số tầng bậc. Những tháp này có thể có chứa đài quan sát nhắm mục tiêu và các hệ thống khác cần thiết cho hoạt động của hệ thống điểm phòng thủ. Cấu trúc ở Đá Chữ Thập không có tháp này vàđược xây dựng dọc đường băng của căn cứ, và nó có thể được kết nối với đài quan sát cũng như hệ thống liên lạc tại sân bay.

Đá Chữ Thập

Việc xây dựng tất cả bốn cấu trúc đã được hoàn thành tại khu vực Đá Chữ Thập, tại đây, hệ thống điểm phòng thủ được lắp đặt trên tháp trung tâm hình lục giác và hai cấu trúc ở phía trước đều đã nằm trọn trong lớp vỏ bọc. Tuy nhiên, kích thước của các bệ (khớp với các bệ ở bốn đảo nhân tạo nhỏ hơn) và lớp vỏ bọc cho thấy chúng che giấu các hệ thống tương tự như các hệ thống ở khu vực Đá Gaven, Tư Nghĩa, Gạc Ma và Châu Viên.

Đá Vành Khăn

Tại khu vực Đá Vành Khăn, hai trong số bốn cấu trúc đã được hoàn thành với các hệ thống được lắp đặt nằm trọn trong lớp vỏ bọc. Hai cấu trúc còn lại vẫn đang được hoàn tất, với phần đất bị nhào trộn cho thấy vị trí đặt ba khoang chìm. Một trong số các cấu trúc này có lớp vỏ bọc bao phủ cả hai bệ phía trước, trong khi các cấu trúc còn lại chừa không gian cho hệ thống chưa được lắp đặt. Tất cả ba bệ ở cấu trúc thứ 4 này đều rỗng, tuy nhiên, các khoảng trống trên các bệ này cho thấy rõ rằng các hệ thống được lắp trên hai bệ phía trước sẽ hệ thống được đặt trên bệ trung tâm. Điều này giống với mô hình lắp đặt súng phòng không và hệ thống CIWS lớn hơn được thấy trên các đảo nhỏ.

Đá Su Bi

Tại khu vực Đá Su Bi, dường như chỉ có một trong số bốn cấu trúc đã được lắp đặt hệ thống điểm phòng thủ, trong khi các cấu trúc khác vẫn chừa ra khoảngtrống để lắp súng.

Sự lắp đặt các bệ súng và hệ thống CIWS cho thấy rằng Bắc Kinh rất nghiêm túc về vấn đề phòng thủ đối với các hòn đảo nhân tạo của mình phòng sự cố vũ trang bất ngờ tại Biển Đông. Trong số những hệ thống khác, đây sẽ là tuyến phòng thủ cuối cùng chống lại tên lửa hành trình phóng bởi Hoa Kỳ hoặc ai khác nếu các căn cứ không quân sắp đưa vào hoạt động này bị tấn công. Chúng sẽ tiếp sức cho ôphòng thủ bao gồm các bệ phóng tên lửa mặt đất đối không (SAM) di động sẽ được triển khai trong tương lai tại khu vực Trường Sa, như HQ-9 được triển khai tại khu vực Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. Quá trình triển khai này có thể diễn ra bất cứ lúc nào và  Fox News đã đưa tin rằng các thành phần của hệ thống SAM đã được phát hiện tại vị trí cảng Yết Dương phía Đông Nam Trung Quốc, có khả năng được đưa vào Biển Đông.