Tàu của Hải cảnh Trung Quốc (CCG) xuất hiện gần như liên tục ở Cụm bãi cạn Luconia gần bờ biển bang Sarawak của Malayxia. Thực tế đáng ngại đó không thu hút được nhiều chú ý với báo chí Malayxia lẫn dư luận quốc tế, nhưng nó thể hiện quyết tâm thiết lập quyền kiểm soát hành chính trên khắp đường lưỡi bò của Bắc Kinh. Bãi đá được chia thành Cụm bãi cạn Luconia Bắc và Cụm bãi cạn Luconia Nam, nằm giữa Quần đảo tranh chấp Trường Sa về phía bắc và Bãi ngầm James về phía Nam, nơi Trung quốc thường coi là lãnh thổ cực nam của mình. Giống như Bãi James, Cụm bãi cạn Luconia nằm dưới mực nước biển khi thủy triều lên cao, nghĩa là nơi này không được coi là lãnh thổ và không phải một phần của thềm lục địa của Malayxia.

Vào tháng 9 năm 2013, một tàu CCG đã hạ neo tại cụm bãi cạn Luconia nam và tàu này không rời đi cho đến cuối tháng 11 năm 2015, ngay trước khi Malaysia tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á trong năm đó. Trong thời gian đó, sự hiện diện của CCG tại cụm bãi cạn đã dẫn tới các phiên tòa ở Nghị viện Malaysia và nhiều khiếu nại từ quan chức chính phủ—vào tháng 6 năm 2015, một bộ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng thậm chí đã đăng các bức ảnh từ trên không của chiếc thuyền lên Facebook và gây nên sự phẫn nộ trong dư luận. Tuy nhiên, với sự rút lui của CCG trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Kua-la Lăm-pơ và quan hệ sau đó của ông Najib Razak với Bắc Kinh, vấn đề này hầu như đã biến mất khỏi dư luận ở Malayxia.

Tuy nhiên sự rút lui của CCG vào cuối năm 2015 kéo dài không lâu. Qua việc cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Cấp cao (C4ADS), AMTI đã theo dõi sự di chuyển của các tàu xung quanh Cụm bãi cạn Luconia bằng các dữ liệu và phân tích của C4ADS.

Bản đồ bên dưới cho thấy sự di chuyển của các tàu CCG và tàu của chính phủ Malaysia tại cụm bãi cạn trong khoảng thời gian 60 ngày, từ cuối tháng 12 năm 2016 tới cuối tháng 2 năm 2017. Người đọc có thể tạm dừng đoạn thu phát lại và điều khiển thanh phát để khám phá vị trí của tàu vào từng thời điểm nhất định. Bạn cũng có thể phóng to hoặc thu nhỏ bản đồ, và có thể di qua từng vật thể để biết thêm thông tin. Trong một số trường hợp, cùng một tàu có thể xuất hiện nhiều hơn một lần trên bản đồ, cho thấy rằng tín hiệu của bộ tiếp sóng của tàu đã được nhận diện nhiều lần trong khoảng thời gian hiển thị.




Tàu CCG xuất hiện gần như liên tục tại Cụm bãi cạn Luconia trong khoảng thời gian 60 ngày này. Tàu Zhongguo Haijing 3306 (Hải cảnh Trung Quốc 3306) làm nhiệm vụ tuần tra ít nhất cho tới ngày 6 tháng 1 và được thay thế bằng tàu Zhongguo Haijing 3501 (Hải cảnh Trung Quốc 3501) vào ngày 12 tháng 1. Tàu đó đã tuần tra đến khoảng ngày 3 tháng 2 và được thay thế bằng tàu Zhongguo Haijing 3402 (Hải cảnh Trung Quốc 3402) vào ngày 15 tháng 2. Trong thời gian đó, chỉ có một tàu của chính phủ Malayxia, tàu KD Selangor của Hải quân Hoàng gia Malaysia, đã tuần tra cụm bãi cạn từ ngày 22 tháng 1 đến ngày 29 tháng 1. Trong thời gian đó, tàu này hoạt động cách tàu Zhongguo Haijing 3501 (Hải cảnh Trung Quốc 3501) 4 dặm hải lý, cho thấy mục đích của tàu này có thể là giám sát sự hiện diện của CCG.

Các lớp, chiều dài và trọng tải của tàu Bảo vệ Hải cảnh Trung Quốc bị phát hiện tuần tra Cụm bãi cạn Luconia, giữa tháng 1 năm 2016 tới tháng 2 năm 2017

Trong hai tháng này, các tàu của CCG duy trì một sự luân phiên thông thường tại Cụm bãi cạn Luconia mà CSIS và C4ADS đã theo dõi từ tháng 1 năm 2016. Nếu như CCG thực sự rút lui trước Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và ASEAN 2015, có vẻ như các tàu Trung Quốc đó đã trở lại gần như ngay lập tức. Từ thời gian đó, có ít nhất 11 tàu CCG đã tuần tra cụm bãi cạn. Hầu hết các tàu này thuộc Shucha lớp II của Trung Quốc, có trọng tải 3.980 tấn—lớn hơn gấp hai lần tàu tuần tra ngoài khơi lớp Kedah mới của Malayxia, kể cả KD Selangor. Ngay cả tàu nhỏ nhất trong số các tàu của CCG tuần tra Cụm bãi cạn Luconia, tàu lớp Shuwu, gần tương đương tàu lớp Kedah. Tàu lớn nhất nặng 5.000 tấn là các tàu lớp Shuoshi II, tính cả Zhongguo Haijing 3501 (Hải cảnh Trung Quốc 2501). Tàu đó mạnh hơn Selangor gần ba lần khi chúng hoạt động cách nhau chỉ một vài dặm vào cuối tháng 1.