Vào ngày 4 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Philíppin Delfin Lorenzana đã thông báo rằng công tác xây dựng tuyến bờ dốc mới trên bãi biển ở Đảo Thị Tứ sẽ hoàn thành vào đầu năm 2019. Thị Tứ là đảo lớn nhất trong chín đảo mà Philíppin chiếm đóng tại Quần đảo Trường Sa và có khoảng 100 người dân cùng với một đồn trú quân sự nhỏ. Tuyến bờ dốc này ban đầu được lên kế hoạch hoàn thiện vào năm 2018, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thiết bị và vật liệu xây dựng đến đảo để phục vụ cho những công trình nâng cấp theo kế hoạch, đặc biệt cho đường băng vốn bị xuống cấp. AMTI việc bắt đầu công tác sửa chữa đường băng vào tháng 5 năm 2018, nhưng việc này dường như đã tạm ngưng lại trong khi tuyến bờ dốc trên bãi biển được hoàn thành.

Hình ảnh vệ tinh từ ngày 13 và 14 tháng 12 năm 2018 cho thấy một chiếc sà lan neo đậu ngoài khơi bờ biển phía tây của đảo, cùng với máy xúc và máy ủi trong quá trình vận chuyển và san bằng cát để mở rộng đường đắp nhỏ hiện có đến rìa của bãi đá—dường như nhằm là tạo tuyến bờ dốc trên bãi biển mà được Lorenzana đề cập đến. Điều này sẽ cho phép các tàu có vạch cỡ sâu hơn chuyển hàng viện trợ trực tiếp lên đảo, thay vì quá trình vận chuyển hiện tại bằng các tàu nhỏ hơn để chở hàng viện trợ qua bãi đá. Công trình xây dựng mới này được bắt đầu vào thời điểm từ đầu đến giữa tháng 12, do không có hình ảnh rõ rệt về công tác cụ thể nào trong ảnh ngày 3 tháng 12.

Hình ảnh gần đây hơn vào ngày 11 và 26 tháng 1 năm nay cho thấy công việc cải tạo có tham vọng hơn là chỉ một tuyến bờ dốc đơn giản trên bãi biển. Cả hai hình ảnh đều bị che khuất một phần, nhưng đều cho thấy các máy xúc đang vận chuyển cát trên một khu vực có diện tích xấp xỉ 8 mẫu đất, hay tương đương với hơn 32.000 mét vuông, về phía bắc của đường bờ đê sẵn có.

Có ít khả năng khu vực bãi đất mới này, tương đương với ba khu phố, chỉ được dùng để làm khu vực tập trung vật liệu và thiết bị được mang đến để sửa chữa đường băng. Lorenzana trước đây đã cho biết chính phủ Philíppin có kế hoạch xây dựng cảng đánh cá, nhà máy khử muối, dải pin năng lượng mặt trời, nhà ở nâng cấp, và các cơ sở nghiên cứu hang hải trên Đảo Thị Tứ.

Trung Quốc Triệu tập Dân quân

Trung Quốc đã đáp trả lại động thái xây dựng mới này bằng cách triển khai một hạm đội tàu lớn từ Bãi đá Xu Bi, chỉ cách hơn 12 hải lý về phía tây nam Thị Tứ. Các tàu bao gồm tàu của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (People’s Liberation Army-Navy, PLAN) và Cảnh sát Biển Trung Quốc (China Coast Guard, CCG), cùng với hàng tá các tàu đánh cá có kích cỡ từ 30 đến 70 mét. Một số tàu của Trung Quốc đã hoạt động tại khu vực giữa Xu Bi và Thị Tứ từ thời điểm ít nhất là tháng 7 năm 2018, đây có thể là lời đáp trả cho nỗ lực ban đầu của Philíppin với việc bắt đầu công tác sửa chữa đường băng vào tháng 5 năm ngoái. Nhưng số lượng tàu của họ tăng lên ít nhất là 24 tàu vào ngày 3 tháng 12, ngay trước khi các hoạt động xây dựng hiện tại bắt đầu. Trong 5 hình ảnh vệ tinh được chụp sau đó từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 1, số lượng tàu dao động, đạt mức cao là 95 tàu vào ngày 20 tháng 12 trước khi giảm xuống 42 tàu vào ngày 26 tháng 1.

Các tàu đánh cá hầu hết đã được thả neo cách Thị Tứ từ 2 đến 5,5 hải lý về phía tây, trong khi đó các tàu hải quân và cảnh sát biển hoạt động ở khu vực xa hơn một chút về phía nam và tây. Sự triển khai này nhất quán với các ví dụ trước đây về “chiến lược cải bắp” của Trung Quốc, sử dụng các tầng lớp tàu đánh cá, tàu thực thi pháp luật, và tàu hải quân xung quanh các khu vực tranh chấp.

Các tàu đánh cá đều có dấu xác nhận thuộc về lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc, bao gồm việc không thả công cụ dưới nước để thể hiện hoạt động đánh cá, và tắt máy thu Hệ thống Nhận dạng Tự động (Automatic Identification System, AIS) để che giấu hoạt động (ví dụ, vào ngày 20 tháng 12 chỉ có 1 tàu trong số 95 tàu hoặc nhiều hơn tham gia vào cuộc triển khai đã gửi dữ liệu AIS). Lorenzana cho biết vào tháng 11 đại sứ của Trung Quốc ở Philíppin đã từng hối thúc ông hủy bỏ các kế hoạch và công trình nâng cấp. Một đội tàu tương tự của Trung Quốc đã vây quanh Thị Tứ vào tháng 8 năm 2017, khi các ngư dân Philíppin định dựng khoang chứa ẩn trên một bãi cát gần đó.

Hai tàu của chính phủ Trung Quốc hiển thị rõ trong hình ảnh ngày 20 tháng 12. Đó dường như là tàu hộ tống Loại 053H1G của PLAN (lớp Giang Hỗ V) và tàu tuần duyên Loại 818 của CCG (lớp Zhaoduan). Cùng thời điểm đó, một trong những tàu đô đốc của Hải quân Philíppin, tàu BRP Ramon Alcaraz, có thể được nhìn thấy ở phía đông nam của Đảo Thị Tứ chỉ cách hơn 7 hải lý với tàu hộ tống của PLAN. Con tàu này là một trong ba tàu Tuần duyên Hải cảnh lớp Hamilton cũ của Hoa Kỳ được chuyển giao cho Philíppin trong những năm gần đây và được đặt tên lại thành tàu hộ tống lớp Gregorio del Pilar. Con tàu chắc hẳn phải là tàu Ramon Alcaraz; tàu BRP Andrés Bonifacio lúc đó đang tham gia tập trận quan hệ cộng đồng với Hải quân Hoa Kỳ tại Olongapo, và tàu BRP Gregorio del Pilar nằm ở Vịnh Subic để sửa chữa sau khi mắc kẹt ở Bãi cạn Trăng Khuyết tại Trường Sa tháng 8 năm ngoái.

Hình ảnh từ ngày 11 tháng 1 cho thấy một tàu của PLAN và một tàu của CCG, có thể là tàu hộ vệ Loại 056 và tàu tuần duyên Loại 718B, gần Thị Tứ. Tính đến ngày 26 tháng 1, hình ảnh vệ tinh chỉ cho thấy một tàu Loại 718B của CCG. Tàu Ramon Alcaraz không xuất hiện trên cả hai hình ảnh từ tháng 1. Sự tụt giảm số lượng tàu chính phủ, cùng sự rút bớt của dân quân, cho thấy các lực lượng Trung Quốc đã thiết lập mô hình theo dõi và hăm dọa sau khi đợt triển khai lớn ban đầu của họ thất bại trong việc thuyết phục Manila ngừng công việc xây dựng.

Các Nâng cấp Khác của Philíppin

Trong khi Thị Tứ được kỳ vọng sẽ hưởng phần lớn nhất trong công trình xây dựng mới của Philíppin, một số tiền đồn khác ở Quần đảo Trường Sa cũng đang nhận các công trình nâng cấp nhỏ. Vào tháng 5 năm 2018, AMTI đã nhận thấy việc xây dựng các khoang chứa mới tại Bãi đá Công Đo và đảo Loại La Tây (thường bị nhầm với đảo Loại Ta gần đó) và công tác lắp đặt một sân bay trực thăng trên Đảo Vĩnh Viễn. Tại thời điểm đó, chính phủ Philíppin cũng thông báo các kế hoạch xây  dựng năm ngọn hải đăng ở Quần đảo Trường Sa. Từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2018, một trong số các ngọn hải đăng đó đã được xây dựng ở bờ biển phía tây của Đảo Song Tử Tây.

Trong khi đó ở đảo Loại Ta Tây, trần nhà của khoang chứa được xây dựng năm ngoái đã được sơn lại một lớp sơn mới đầy tính yêu nước, thể hiện ngọn cờ của Philíppin.

Manila không phải là nơi đầu tiên sử dụng nghệ thuật trần nhà để thông báo tuyên bố chủ quyền cho các máy bay và vệ tinh đi qua. Từ nhiều năm, lá cờ Việt Nam được dùng để trang trí cho một tòa nhà lớn trên Quần đảo Trường Sa, trong khi đó một lá cờ lớn hơn của Trung Quốc được đóng trên Đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa cùng với các chữ 祖国万岁 (Tổ quốc muôn năm).

Manila dường như có ý định nâng cấp các cơ sở của mình ở Trường Sa bất chấp các chủ trương hòa hoãn hay phản đối từ Bắc Kinh. Nhưng những kế hoạch này tiếp tục phải đối mặt với việc trì hoãn và phạm vi của chúng khiêm tốn hơn rất nhiều so với những kế hoạch được thực hiện bởi Trung Quốc hay cả Việt Nam. Tại Đảo Thị Tứ, nơi được coi là trung tâm hành chính trong tuyên bố chủ quyền của Philíppin ở Trường Sa, công tác cải tạo đang được thực hiện bao gồm thiết bị xây dựng vận chuyển cát đến từ nơi khác. Đây là một biện pháp ít gây tổn hại môi trường hơn rất nhiều so với công tác xây dựng đảo quy mô lớn của Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa, nơi mà họ sử dụng máy nạo vét cắt hút để mài bề mặt bãi đá và xây dựng tiền đồn trên lớp trầm tích có được. Một khi hoàn thành, Philíppin sẽ tạo ra 8 mẫu đất khai hoang ở Trường Sa trong những năm gần đây, so với khoảng 120 mẫu đất của Việt Nam và 3.200 của Trung Quốc.