Hình ảnh vệ tinh gần đây của Bãi Đá Bông Bay trong Quần đảo Hoàng Sa cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt một giàn khoan mới tại thực thể còn khá hoang sơ ở Biển Đông, nơi được cả Đài Loan và Việt Nam tranh giành. Kết cấu mới khiêm tốn này có vẻ được neo ở rìa phía bắc của bãi đá và có vòm rađa cũng như tấm năng lượng mặt trời trên đỉnh. Tiến triển đáng quan tâm do vị trí chiến lược của Đá Bông Bay, và khả năng việc triển khai nhanh chóng ở kết cấu này có thể được lặp lại ở các vùng khác trên Biển Đông.

Bãi Đá Bông Bay nằm ở rìa đông nam của Quần đảo Hoàng Sa và được Trung Quốc quản lý từ năm 1974, giống phần còn lại của chuỗi đảo. Nhưng cho đến mùa hè năm nay, kết cấu nhân tạo duy nhất trên bãi đá với phần lớn nằm dưới nước này là một ngọn hải đăng tồn tại nhiều thập kỷ ở phía tây. Các tiền đồn gần nhất của Trung Quốc là Đảo Linh Côn cách 39 hải lý về phía đông bắc, Đảo Phú Lâm cách 47 hải lý về phía bắc, Đảo Quang Hòa cách 50 hải lý về phía tây bắc, và Đảo Tri Tôn cách 75 hải lý về phía tây.

Kết cấu mới xuất hiện lần đầu tại bãi đá trong hình ảnh vệ tinh ngày 7 tháng 7 năm 2018; chưa xuất hiện trong các ảnh chụp trước đó vào tháng 4. Nó có kích thước chiều dài xấp xỉ 90 foot (27 mét) và chiều rộng 40 foot (12 mét) và được nâng cao trên mặt nước. Kết cấu có vòm rađa trên đỉnh với đường kính khoảng 20 foot (6 mét) và một dãy các tấm năng lượng mặt trời phủ hơn 1300 foot vuông (124 mét). Siêu kết cấu này có thể chứa đậy bất kỳ cơ sở hạ tầng hay trang thiết bị nào khác.

Khó có thể xác định rõ mục đích sử dụng của kết cấu này bằng hình ảnh, nhưng cũng có một số giải thích khá khả thi. Một lựa chọn phi quân sự có thể là kết cấu đóng vai trò hỗ trợ dẫn đường cho các tàu chuyển tiếp gần quần đảo Hoàng Sa. Nhưng kếu cấu có vẻ lớn và tinh vi với chức năng thực hiện bằng phao nhỏ hoặc một loạt các phao nổi. Việc này cũng có vẻ không cần thiết, do Bãi Đá Bông Bay đã có ngọn hải đăng đóng vai trò là trợ giúp dẫn đường.

Khi cân nhắc tới vị trí chiến lược của Bãi Đá Bông Bay, thì các khả năng khả thi hơn đều mang bản chất quân sự.  Bãi đá nằm ngay sát các làn đường vận chuyển lớn chạy giữa quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở phía nam, khiến nơi đây là một địa điểm thuận lợi cho một dải cảm biến để mở rộng thu thập hoặc tín hiệu tình báo rađa Trung Quốc qua đường biển quan trọng đó. Vòm rađa tương đối nhỏ, nhất là so với dải cảm biến rộng được xây dựng trên Đảo Phú Lâm gần kề đó hoặc trên các căn cứ lớn của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, nên khả năng hoạt động của vòm rađa cũng khá khiêm tốn. Nguồn cung cấp điện được cho là một yếu tố gây hạn chế. Bãi Đá Bông Bay không chứa căn cứ hay bất kỳ cơ sở sản xuất năng lượng nào, nên kết cấu phải tự cung cấp. Các tấm năng lượng mặt trời rải trên đỉnh có lẽ là nguồn điện duy nhất, hoặc họ có thể tăng cường một máy phát điện trong các cơ sở hạ tầng bên dưới siêu kết cấu.

Với sự tăng cường khả năng nhanh chóng của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa, khoảng trống duy nhất trong sự bao quát họ trên vùng Biển Đông là ở đông bắc quanh Bãi cạn Scarborough và, ở một mức độ thấp hơn, vùng nước giữa Trường Sa và Hoàng Sa. Bất kỳ sự mở rộng nào về phía nam và đông từ Bãi Đá Bông Bay cũng đều đem Trung Quốc lại gần hơn mục tiêu theo dõi và bành trướng thế lực khắp vùng đường thủy.

Ngoài ra, sự triển khai nhanh chóng kết cấu và sự ảnh hưởng môi trường nhỏ của nó tương phản hoàn toàn với quy trình nạo vét và cải tạo chuyên sâu mà đánh dấu sự mở rộng các tiền đồn Trường Sa của Trung Quốc trong những năm gần đây. Nếu kết cấu có chứa dải cảm biến, nó sẽ cho thấy Bắc Kinh có khả năng thiết lập nhanh chóng một cơ sở hạ tầng lâu dài để mở rộng sự hiện diện quanh một thực thể tranh chấp mà không gây hủy hoại môi trường và thiệt hại danh tiếng như chiến dịch xây dựng đảo trước đây. Việc xây dựng nhanh chóng, ít tác động này có thể được lặp lại ở các khu vực khác như Bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát từ Philíppin vào năm 2012. Philíppin và Hoa Kỳ lo lắng rằng Trung Quốc sẽ xây dựng một tiền đồn thường trú tại Scarborough, và chính phủ Hoa Kỳ đã ngăn cản một kế hoạch như vậy vào đầu năm 2016. Nhưng so với nạo vét và cải tạo, ngăn cản việc lắp đặt một kết cấu khiêm tốn sẽ trở nên khó khăn hơn và cũng khó huy động sự lên án quốc tế chống lại điều này.