Một cuộc khủng hoảng tiếp tục tiến triển chậm rãi ở Biển Hoa Đông, tập trung vào Quần đảo Senkaku hoặc Điếu Ngư trong tiếng Trung Quốc (xem hình ảnh vệ tinh ở phía dưới) đang trong tranh chấp và tranh giành các nguồn tài nguyên dưới đáy biển. Tần suất các cuộc đụng độ nguy hiểm giữa lực lượng hải quân và không quân của hai bên lại tăng lên qua từng năm. Cuộc chạy đua này gia tăng khi Bắc Kinh đang dần gây thêm sức ép đối với quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản trên vùng biển và không phận trên Biển Hoa Đông, trong khi Tokyo vẫn khẳng định sẽ không nhượng lại quyền kiểm soát đó.

Sự va chạm bất ngờ có thể nhanh chóng biến thành một cuộc khủng hoảng. Mặc dù cả hai bên vẫn tiếp tục sử dụng các tàu hải cảnh để hoạt động quanh quần đảo Senkaku, Nhật Bản tự nhận thấy họ ngày càng gặp thêm bất lợi qua từng năm. Sớm hay muộn thì sự giáp mặt giữa các bên thực thi pháp luật tranh chấp về quyền kiểm soát hành chính đối với các vùng biển xung quanh quần đảo có thể sẽ biến thành một cuộc xung đột hải quân. Dẫn tới việc Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất tìm cách thay đổi cuộc chơi. Trước sức ép ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, Nhật Bản đang tiến hành các biện pháp nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và bảo vệ bờ biển ở Quần đảo Tây Nam – những vùng gần quần đảo Senkaku nhất.

Tokyo không tiết lộ chi tiết về lực lượng của mình ở Quần đảo Tây Nam, nhưng các báo cáo và tài liệu của chính phủ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các cơ sở hiện tại và kế hoạch nâng cấp. Theo dự kiến, các cơ sở này nhằm mục đích bảo vệ đảo, không phận, hải phận và bờ biển, rađa và tín hiệu tình báo, cũng như phòng thủ tên lửa và phòng không.

1. Yonaguni

  • Đơn vị Quan sát Bờ biển của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) bao gồm 160 nhân viên và được thành lập vào tháng 3 năm 2016
  • Các điểm đặt rađa tại Kubura và Sonai theo dõi máy bay và tàu gần quần đảo Senkaku2. Ishigaki
  • Cơ quan Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) và Trạm không phận, bao gồm 600 nhân viên và 10 tàu tuần tra trọng tải 1.500 tấn.
  • Dự kiến triển khai 500-600 nhân viên JGSDF.
  • Dự kiến triển khai tên lửa chống tàu và hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không.3. Miyako
  • Văn phòng JCG.
  • Trạm rađa của Không quân Nhật Bản (JASDF) và Cơ sở Thông tin Tình báo Điện tử (ELINT).
  • Dự kiến bổ sung các chức năng phòng thủ tên lửa đạn đạo cho rađa J/FPS-7 hiện tại theo ngân sách năm tài chính 2017.
  • Dự kiến triển khai 700-800 nhân viên JGSDF.
  • Dự kiến triển khai tên lửa chống tàu và hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không.4. Kume
  • Các căn cứ JASDF và điểm đặt rađa phòng không.5. Okinawa
  • Trụ sở của JCG tại Naha, bao gồm 1.700 nhân viên, 6 tàu tuần tra trọng tải 1.000 tấn và 2 tàu tuần tra có trang bị trực thăng.
  • Trạm JCG tại Nago và văn phòng tại Nakagusuku.
  • Căn cứ Hải quân Okinawa của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF), gần Cơ sở Hải quân Biển Trắng của Hoa Kỳ tại Uruma.
  • Căn cứ Không quân Naha, với 4 máy bay cảnh báo sớm JASDF E-2C Hawkeye được huấn luyện đặc biệt, 40 máy bay tiêm kích Eagle F-15J (số lượng đã tăng gấp đôi từ 20 chiếc vào tháng 1 năm 2016) và máy bay tuần tra JMSDF bao gồm cả P-3C Orions.
  • Các căn cứ JASDF tại Onna, Chinen, và Yozadake; căn cứ thứ hai bao gồm một trạm rađa J/FPS-5 để bảo vệ tên lửa đạn đạo.
  • Hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không ở phía nam Okinawa.
  • Hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3.6. Okinoerabu
  • Các căn cứ JASDF và điểm đặt rađa phòng không.
  • Dự kiến bổ sung các chức năng phòng thủ tên lửa đạn đạo cho rađa J/FPS-7 hiện tại theo ngân sách năm tài chính 2017.7. Amamioshima
  • Căn cứ JASDF.
  • Dự kiến triển khai 550 nhân viên JGSDF.
  • Dự kiến triển khai tên lửa chống tàu và hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không.
  • Dự kiến triển khai điểm đặt rađa cảnh báo di động và điều khiển rađa theo ngân sách năm tài chính 2017.

 

Trung Quốc tiếp tục thách thức sự kiểm soát hành chính của Nhật Bản đối với vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku bằng các hoạt động tuần tra thường xuyên. Trung Quốc thường xuyên tuần tra với tần suất ổn định và tổng số tàu của chính phủ Trung Quốc tiến vào lãnh hải xung quanh các đảo còn tương đối ổn định ở mức 7 đến 12 tàu mỗi tháng. Con số này giảm đáng kể từ mức cao 28 chiếc trong tháng 8 năm 2013. Sự ổn định này chỉ bị phá vỡ một lần vào tháng 8 năm 2016, khi 23 tàu của chính phủ Trung Quốc tiến vào lãnh hải, đôi khi liên tục, khi các tàu này hộ tống hàng trăm hạm đội tàu đánh cá tiến vào các đảo. Sự xuất hiện của hạm đội đó trùng hợp với việc bãi bỏ lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, trong tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Mặc cho những ảo tưởng về hiện trạng ổn định mới, AMTI đã chứng minh rằng số lượng tàu Trung Quốc đổ vào hải phận Nhật Bản đang ngày càng tăng lên và được trang bị vũ khí hiện đại hơn theo từng tháng. Kể từ vụ việc tháng 8 năm 2016, các tàu của chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu nán lại vùng biển quanh quần đảo Senkaku trong suốt mỗi hành trình, tiếp tục thách thức chính quyền Nhật Bản. Lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm của Trung Quốc đã được bắt đầu lại vào ngày 1 tháng 5 và chúng ta có lý do để lo lắng rằng việc chấm dứt vào tháng 8 sẽ đưa một hạm đội tàu đánh cá lớn khác của Trung Quốc vào quần đảo Senkaku, và qua đó Trung Quốc thách thức sự quyết tâm của Nhật Bản.

Nhật Bản cũng đang triển khai các máy bay chiến đấu của mình với tần suất chưa từng có để đáp trả sự xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bởi cả máy bay ném bom của Nga từ phía Bắc và máy bay chiến đấu của Trung Quốc ở phía Nam. Trong năm tài chính 2016, JASDF đã triển khai máy bay chiến đấu 301 lần đối với máy bay của Nga và 851 lần đối với máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Tổng số lần triển khai là 1.152. Đây là con số cao nhất chưa từng thấy của JASDF, vượt qua kỷ lục 937 trước đó vào năm 2014 (đánh bại kỷ lục Chiến tranh lạnh vào năm 1984). Xu hướng đáng lo ngại này chủ yếu được gây ra bởi do các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Hoa Trung. Số lần triển khai đối với máy bay của Nga tăng nhẹ từ 288 lần trong năm tài chính 2015, nhưng vẫn thấp hơn con số 464 lần trong năm 2014. Mặt khác, số cuộc triển khai đối với máy bay của Trung Quốc đã tăng vọt lên từ 571 lần trong năm tài chính 2015 và đã tăng đều đặn từng năm, chỉ từ 96 lần trong năm 2010.

Xu hướng gia tăng các cuộc xâm nhập này của Trung Quốc ở ADIZ của Nhật Bản và những cuộc triển khai tương ứng của JASDF trở nên rất đáng lo ngại. Các vụ việc này thường xuyên dẫn đến sự tiếp cận gần nguy hiểm như hai trường hợp giữa máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc và máy bay quân sự của Nhật Bản vào năm 2014. Mỗi cuộc đụng độ như vậy đều có thể có những tính toán sai lầm dẫn đến bi kịch. Do tình trạng gia tăng căng thẳng ở Biển Hoa Đông và sự thiếu tin tưởng giữa Bắc Kinh và Tokyo, một cuộc va chạm bất ngờ trên không cũng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng khó kiểm soát.

 

Ảnh về Quần đảo Senkaku