Căng thẳng gia tăng trên khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku luôn là một vấn đề nhức nhối trong mối quan hệ Trung – Nhật kể từ khi Tokyo mua ba trong số năm đảo vào năm 2012. Trong bốn năm qua, tàu hải cảnh Trung Quốc đã thường xuyên tuần tra trong vùng lân cận của các đảo trong vùng biển Hoa Đông và thường xuyên ra vào khu vực lãnh hải 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku, tạo nên những lần rượt đuổi với các tàu Nhật Bản có nhiệm vụ duy trì quyền kiểm soát các thực thể của Tokyo. Trong khi đó, Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) tuần tra quanh quần đảo Senkaku và các hòn đảo phía Nam của Nhật Bản dẫn đến việc thường xuyên xuất kích ngăn chặn của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản.

Rất dễ để nhầm tưởng rằng căng thẳng trên Biển Hoa Đông đã rơi vào một trạng thái cân bằng mới trong bối cảnh các diễn tiến ở khu vực Biển Đông được cả thế giới quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng khá yên ắng nhưng vẫn căng thẳng quanh quần đảo Senkaku lại báo hiệu các xu hướng đáng lo ngại cho thấy một giai đoạn tranh chấp mới nguy hiểm hơn có thể diễn ra trong tương lai gần.

Ông Michael Green, Phó chủ tịch cấp cao của CSIS phụ trách các vấn đề châu Á và Chương trình nghiên cứu Nhật Bản, cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tiến triển ở Biển Hoa Đông bên dưới.

NHỮNG CON TÀU CÀNG NGÀY CÀNG LỚN


Hoạt động tuần tra của các tàu chính phủ Trung Quốc cũng như các tàu không thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Trung Quốc trong lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku đã tăng vọt đáng kể vào cuối năm 2012 và năm 2013. Số tàu tuần tra giảm đôi chút trong một năm sau khi Tokyo mua các hòn đảo, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức trước năm 2012. Hiện, việc Trung Quốc ra vào vùng biển thuộc sự kiểm soát của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku đã trở thành một việc thường xuyên, với hình ảnh thường thấy là một đơn vị tuần tra chuyên dụng của Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) phải phản ứng lại với nhiều nhóm Hải cảnh Trung Quốc (CCG) hoặc các tàu liên quan khác vào vùng lãnh hải trong cùng một ngày.

Graph of Incursions
Biểu đồ về việc xâm nhập

CCG rất kinh nghiệm trong việc ra vào khu vực vùng biển của Nhật Bản để thách thức về vấn đề chủ quyền và tránh những cuộc đối đầu với phía Nhật Bản. Tương tự, JCG thể hiện tính chuyên nghiệp cao cũng như kinh nghiệm trong việc tránh các tranh chấp leo thang với phía Trung Quốc. Nhưng những cuộc tuần tra vẫn chịu các rủi ro tiềm ẩn—trục trặc kỹ thuật ở vùng biển tranh chấp, tín hiệu bị đọc nhầm, va chạm vô tình hoặc sự can thiệp của những người biểu tình hay ngư dân giả mạo có thể dẫn đến những cuộc chám chán thông thướng trở nên mất kiểm soát.

Đáng lo ngại hơn trong dài hạn là, trong khi tổng số tàu Trung Quốc tuần tra ở quần đảo Senkaku đã tương đối ổn định, kích thước của các tàu này lại tăng một cách đều đặn. Theo số liệu của CCG, các tàu được điều động đến quần đảo Senkaku vào năm 2014 có tải trọng trung bình khoảng 2.200 tấn. Trong năm 2015, con số trung bình này tăng lên hơn 3.200 tấn.

Coast Guard Assets
Trang thiết bị của Cảnh sát biển

 

Đáng chú ý là loại tàu Haijing 2901 – tàu CCG mới có trọng tải hơn 10.000 tấn được triển khai đến Biển Hoa Đông vào năm 2015 và dự tính sẽ tham gia tuần tra xung quanh quần đảo Senkaku trong tương lai. Đây sẽ là tàu hải cảnh lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau con tàu cùng cỡ là Haijing 3901, được chế tạo để tuần tra Biển Đông trong những năm tới. Những con tàu này còn lớn hơn cả loại tàu khu trục loại Arleigh Burke của Hoa Kỳ. Chúng cũng được trang bị tốt hơn rất nhiều so với hầu hết các tàu bảo vệ bờ biển, mặc dù trong lĩnh vực thực thi pháp luật, nơi đâm hay huých vào mạn tàu thường xảy ra hơn là việc xả súng, thì chỉ riêng trọng lượng bổ sung là một lợi thế trong bất kỳ cuộc tranh đấu nào.

 

TÀU HẢI QUÂN BIẾN THÀNH TÀU HẢI CẢNH


Trung Quốc đã sửa đổi một số tàu chiến trong hải quân và triển khai lại như tàu hải cảnh để giúp tuần tra quần đảo Senkaku. Bằng cách loại bỏ tên lửa đất đối không và tên lửa chống tàu, cùng với khẩu súng nặng nhất, các tàu hải quân cũ này – vẫn được trang bị tốt hơn hầu hết các tàu hải cảnh – đã đem đến cho Trung Quốc một lợi thế khá lớn trong việc giao tranh với các tàu thực thi pháp luật khác

Coast Guard Ships Deployed
Tàu hải cảnh đã được triển khai

 

Có ba loại tàu đã được sửa đổi để hoạt động như tàu thực thi pháp luật, mỗi tàu có tải trọng trung bình từ trung bình đến cao khi so sánh với 11 loại tàu khác Trung Quốc điều đến quần đảo Senkaku. Trong bối cảnh Trung Quốc liên tục củng cố lực lượng quân đội và sự hợp nhất các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải năm 2013 này thành CCG thống nhất, việc chuyển giao cũng như xây dựng các tàu tuần tra mới hơn và lớn hơn cho thấy Bắc Kinh coi việc xây dựng bảo vệ bờ biển như một ưu tiên chiến lược.

 

TUẦN TRA TRÊN KHÔNG DIỄN RA THƯỜNG XUYÊN HƠN


Nhật Bản đang phải thường xuyên triển khai máy bay tiêm kích của mình như trong thời kì chiến tranh lạnh để đáp trả việc xâm nhập của cả máy bay ném bom Nga từ phía Bắc và máy bay chiến đấu Trung Quốc ở phía Nam.

JASDF Scrambles by Region
Những cuộc xuất kích của JASDF theo khu vực

 

Trong năm tài chính 2014, Nhật Bản đã triển khai máy bay tiêm kích của mình 943 lần — ngang bằng với kỷ lục trước đó của chính họ được thiết lập vào năm 1984. Một nửa trong số những cuộc giao tranh này đã được thực hiện đối với các mục tiêu ở khu vực phía Tây Nam Kyushu, khu vực gần quần đảo Senkaku nhất. Cuộc xâm nhập trên không của Trung Quốc tăng đều đặn kể từ năm 2012, với các máy bay PLAAF ngày càng sẵn sàng thử nghiệm giới hạn của giới chức Nhật Bản. Trong năm 2014, hai máy bay tiêm kích Su-27 của Trung Quốc xuất hiện lần lượt trong vòng 100 và 165 feet (30 và 50 mét) của hai máy bay quân sự Nhật Bản trong khu vực chồng lấn của hai Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc và Nhật Bản trên Biển Hoa Đông. Hoạt động tiếp cận cực kỳ gần như vậy không thường xảy ra nhưng cũng nhấn mạnh khả năng va chạm trên không của hai bên. Trung Quốc tuyên bố ADIZ vào cuối năm 2013 và điều đó đã giúp củng cố sự hiện diện trên không của Trung Quốc trong khu vực. Và mặc dù theo báo cáo rằng Bắc Kinh chỉ thực thi vùng nhận dạng một lần, và không liên quan tới máy bay phía Nhật Bản, bất kỳ lần thi hành nào như vậy trong tương lai có thể kích động và dẫn tới một cuộc khủng hoảng.

 

SỰ ĐÁP TRẢ KIÊN QUYẾT CỦA NHẬT BẢN


Nhật Bản đang không ngồi yên. Tokyo hiểu rằng việc tăng kích thước và tải trọng của tàu CCG xung quanh quần đảo Senkaku cho thấy một thách thức duy nhất—dù sớm hay muộn, JCG có thể phải đối mặt với tình huống mà họ không thể tiếp tục duy trì quản lí vùng biển xung quanh các đảo nhỏ nếu không có sự hỗ trợ từ Lực lượng Phòng vệ biển của Nhật Bản (JMSDF). Điều đó sẽ dẫn tới một sự thay đổi lớn trong hiện trạng ở vùng biển tranh chấp này. Để chuẩn bị cho một tình huống như vậy và có lẽ là để ngăn chặn việc Trung Quốc sử dụng các tàu hải quân đầu tiên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết vào ngày 12 tháng 1, theo một chính sách mới, lực lượng JMSDF có thể tham gia vào các hoạt động “cảnh sát biển” nếu tàu chiến nước ngoài ra vào vùng lãnh hải của Nhật Bản nếu đó không phải là chuyến “đi qua vô hại.” Hiện vẫn chưa rõ liệu điều này có thể áp dụng đối với những tàu PLAN đã được thay đổi mục tiêu sử dụng trong CCG hay không.

Nhật Bản cũng đã bắt đầu tăng cường sự hiện diện trên biển cùng các căn cứ quân sự của mình xung quanh các đảo tranh chấp, qua việc mở một trạm ra đa trên Yonaguni (90 dặm về phía Nam của quần đảo Senkaku), huy động thêm binh sĩ đến quần đảo Amami gần Okinawa và chuẩn bị một kế hoạch gồm nhiều giai đoạn để đáp trả các mối đe dọa quân sự đối với quyền kiểm soát của Nhật Bản với quần đảo Senkaku. Các đơn vị JCG chuyên tuần tra trên quần đảo Senkaku cũng đã được tăng cường 10 tàu tuần tra mới có trọng tải 1.500 tấn và hai tàu được trang bị máy bay trực thăng, được triển khai vào đầu tháng 4 để giảm nhu cầu về các đơn vị cảnh sát biển khác nhằm giúp đối phó với đội tàu tuần tra của Trung Quốc như đã thấy trong những năm gần đây.