Hai vấn đề tranh chấp có liên quan giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở Biển Hoa Đông lại tái bùng phát vào đầu tháng 8. Từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 9 tháng 8, đã có hơn 200 tàu cá của Trung Quốc vào vùng biển xung quanh Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) cùng với các tàu Hải cảnh Trung Quốc. Cũng trong thời điểm cuối tuần này, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc triển khai một hệ thống ra đa trên một trong các giàn khoan dầu của họ ở Biển Hoa Đông. Nhật Bản cho rằng các giàn khoan đó là minh chứng cho sự vi phạm về tinh thần của thỏa thuận năm 2008 về việc cùng khai thác tài nguyên gần thềm lục địa tranh chấp giữa hai nước.

Hai sự kiện đã nêu bật mức độ leo thang nối tiếp của hai vụ tranh chấp—về lãnh thổ và chủ quyền tại khu vực thềm lục địa ở Biển Hoa Đông—trong những năm gần đây.

Đội tàu Senkaku

Hơn 200 tàu cá Trung Quốc và bảy tàu Hải cảnh Trung Quốc Cảnh đã tập trung gần quần đảo Senkaku từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 8. Các tàu Trung Quốc liên tục đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải và lãnh hải của quần đảo trong suốt cuối tuần, bất chấp cảnh báo từ Cảnh sát Biển Nhật Bản và phản đối từ Tokyo.

Việc Trung Quốc tuần tra trong vùng tiếp giáp lãnh hải và lãnh hải của quần đảo Senkaku đã xuất hiện thường xuyên kể từ năm 2012, nhưng những biến động mạnh trong tháng 8 đã đánh dấu một sự khác biệt lớn so với các hoạt động về trước. Số tàu của chính phủ Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải trong tháng 8 nhiều hơn bao giờ hết. Số tàu Hải cảnh Trung Quốc tiến vào khu vực lãnh hải chỉ trong năm ngày từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 8 đã nhiều hơn số lần đã từng vào trước đây với tần suất của bất kì tháng nào trong gần 3 năm.

Hiện chưa rõ liệu các tàu của chính phủ Trung Quốc có hợp tácvới các tàu cá tư nhân hoặc nắm lấy cơ hội bị ngăn chặn bởi các đội tàu đánh cá không. Dù là cách nào, sự việc cũng đã chứng tỏ một thách thức đối với hiện trạng đáng lo ngại xung quanh quần đảo Senkaku.

Cuộc chạy đua về lĩnh vực dầu khí

Cũng trong cuối tuần này, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc lắp đặt một hệ thống ra đa trên một giàn khoan ở Biển Hoa Đông, gần đường trung tuyến giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Trước đó, Tokyo đã đưa giàn khoan này vào bản công bố tháng 6 năm 2015, cho biết 16 giàn khoan của Trung Quốc có hoạt động mà phía Tokyo cho rằng vi phạm tinh thần thỏa thuận song phương năm 2008 hướng đến sự phát triển chung ở Biển Hoa Đông.

Nhật Bản tuyên bố rằng ranh giới trên biển ở Biển Hoa Đông phải là đường trung tuyến giữa ranh giới lãnh thổ của Trung Quốc và Nhật Bản (theo định nghĩa của Tokyo). Trung Quốc bác bỏ đường trung tuyến của Nhật Bản và, trong khi chưa đạt được thoả thuận nào về ranh giới giữa hai bên, Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (trong đó đặc quyền về thềm lục địa còn được mở rộng hơn nữa tại một phần của Biển Hoa Đông vào năm 2012). Theo thỏa thuận năm 2008, Tokyo và Bắc Kinh đã đồng ý cùng phát triển khu vực có đường trung tuyến chồng lên nhau và tìm kiếm các cơ hội cho các công ty Nhật Bản hợp tác trong việc khai thác dầu và khí đốt ở phía đường trung tuyến phía Trung Quốc, đặc biệt là tại khu dầu khí Shirakaba/Chunxiao.

Tokyo và Bắc Kinh đã tổ chức các cuộc đàm phán trong những năm tiếp theo để thực hiện thỏa thuận năm 2008, nhưng mọi nỗ lực đã thất bại trong năm 2010 do căng thẳng gia tăng sau vụ Cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ một ngư dân Trung Quốc ở vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku, gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao. Căng thẳng đã tiếp tục leo thang trong năm 2012 khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số các hòn đảo và Trung Quốc bắt đầu tuần tra thường xuyên ở các vùng biển xung quanh các hòn đảo đó. Với việc không áp dụng thỏa thuận năm 2008 trong tương lai gần, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thăm dò dầu khí mới ở Biển Hoa Đông, bằng chứng là một giàn khoan di động ở khu vực này trong năm 2013 (hình bên dưới).

(Nhấn vào mỗi giàn khoan dầu để xem ảnh từ trên không và ảnh từ vệ tinh.)

Từ giữa năm 2013 đến 2015, Trung Quốc đã xây dựng một số giàn khoan mới bên phía đường trung tuyến của nước này. Không có giàn khoan nào trong số các giàn khoan này nằm trong vùng phát triển chung theo thỏa thuận, tuy nhiên Tokyo cho rằng Trung Quốc vi phạm tinh thần thỏa thuận kể từ khi đơn phương khai thác dầu và khí đốt, bao gồm cả khu vực Shirakaba/Chunxiao. Ngày 12 tháng 10 năm 2016, Bộ Ngoại giao Nhật Bản phản đối Trung Quốc với chứng cứ về ngọn lửa cháy sáng tại hai gian khoancho thấy việc thực hiện hoạt động khoan tại đây, nâng tổng số giàn khoan hoạt động lên tối thiểu là 12. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng bác bỏ những khiếu nại và cho rằng các hoạt động này “hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền hạn và quyền tài phán của Trung Quốc”.

(Nhấn vào mỗi giàn khoan dầu để xem ảnh từ trên không và ảnh từ vệ tinh.)

Các quan chức quốc phòng Nhật Bản bắt đầu đưa ra lý thuyết vào năm 2015 rằng Trung Quốc có thể thực hiện các thay đổi về quân sự đối với các giàn khoan ở Biển Hoa Đông. Nếu những cáo buộc của Tokyo về việc định vị hệ thống ra đa thường thấy trên các tàu tuần tra trong khi đây là điều không cần thiết cho việc phát triển mỏ khí đốt là đúng, hệ thống này sẽ giúp Trung Quốc cải thiện khả năng phòng bị tại vùng biểntranh chấp. Giàn khoan được đề cập là giàn khoan thứ 12 được xây dựng từ năm 2013, ở vị trí cách đường trung tuyến do Nhật Bản xác lập 37 dặm.

Cho dù việc Trung Quốc có ý định sử dụng các giàn khoan trên Biển Hoa Đông cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự chưa rõ ràng, những diễn tiến vẫn cần phải xiết xao theo dõi. Và một điều rõ ràng làtranh chấp ở khu vực quần đảo Senkaku và thềm lục địa về phía Bắc không còn tách biệt như trước nữa. Căng thẳng leo thang ở khu vực này sẽ ảnh hưởng đến khu vực kia, gia tăng sự lo lắng cũng như hạn chế thỏa hiệp về chính trị, như những gì đã diễn ra sau thỏa thuận Trung – Nhật năm 2008.

(Xem tất cả ảnh từ trên không và vệ tinh ở bên dưới.)