MỘT NĂM CỦA AMTI
Đã một năm kể từ khi Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á ra đời. Từ hoạt động cải tạo đất tiếp diễn trên quần đảo Trường Sa đến căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và sự đối đầu dai dẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo tại Biển Đông, 12 tháng qua chỉ nhấn mạnh một điều rằng cần có sự minh bạch hơn nữa trong các vùng biển tranh chấp tại châu Á. AMTI vẫn tiếp tục tin rằng sự minh bạch là liều thuốc hữu hiệu nhất và là người phán quyết công tâm nhất. Khi mà căng thẳng trên biển rất có thể sẽ leo thang hơn nữa trong năm 2016, cam kết về sự minh bạch ngày càng trở nên cần thiết.
Michael Green, phó chủ tịch cấp cao tại CSIS phụ trách các vấn đề châu Á và Ban nghiên cứu Nhật Bản, Trung tướng Chip Gregson, Cố vấn cao cấp tại Avascent International và Andrew Shearer, nguyên Cố vấn an ninh quốc gia cho chính phủ Úc và một nghiên cứu viên thỉnh giảng tại CSIS, gần đây đã cùng với giám đốc của AMTI, Gregory Poling, thảo luận về vùng biển tranh chấp tại châu Á. Dưới đây là đoạn ghi âm quan điểm của ba chuyên gia về hiểm họa lớn dần do tranh chấp biển tại châu Á, rủi ro leo thang đối với Hoa Kỳ và các đối tác khu vực cùng với các dự đoán về những diễn biến trong năm 2016 và sau này.
NGHE ĐOẠN HỘI THOẠI
12 tháng qua, vùng biển châu Á đã trải qua nhiều biến động, dù ở Ấn Độ Dương, Biển Đông và Biển Hoa Đông hay những nơi khác, AMTI đã nỗ lực để đem lại sự minh bạch và cung cấp thông tin sâu rộng hơn về các động thái và tiến triển phức tạp này. Dưới đây là một số sự việc hàng đầu diễn ra trên vùng biển châu Á vào năm ngoái và sẽ vẫn nhận được sự quan tâm theo dõi trong năm tiếp theo.
CẢI TẠO ĐẤT
Thay đổi rõ ràng nhất trong vùng biển châu Á vào năm 2014-2015 là hoạt động cải tạo và xây dựng đáng kinh ngạc trên quần đảo Trường Sa. Khi AMTI ra mắt vào tháng 11 năm 2014, chỉ một số thực thể đá ngầm do Trung Quốc chiếm đóng (Đá Gaven, Đá Châu Viên, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma) bắt đầu có hình thù giống các hòn đảo sau quá trình nạo vét và cải tạo đáng kể. Kể từ đó, Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện trên bảy đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ba trong số đó đã hoặc sẽ sớm trở thành cơ sở với đường băng cấp quân sự. Các diễn biến này đã và đang trở thành tiêu điểm trên toàn cầu và có ngụ ý quan trọng đối với chiến lược của Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực.
XEM THÊM TỪ AMTI
Bài viết nổi bật
- Cập nhật về đường băng tại Trường Sa: Liệu Đá Vành Khăn có là mục tiêu tiếp theo? – tháng 9 năm 2015
- Sức mạnh không quân tại Biển Đông – tháng 7 năm 2015
Bài phân tích
- Trước và sau: Biến đổi trên Biển Đông – tháng 2 năm 2015
- Thay đổi chính sách ngoại giao, hoạt động xây dựng tiếp diễn: Hình ảnh mới về Đá Vành Khăn và Đá Su Bi – Tháng 6 năm 2015
PHÂN XỬ VỤ PHILÍPPIN KIỆN TRUNG QUỐC
Vào tháng 1 năm 2013, Philíppin khởi kiện Trung Quốc qua Tòa Trọng tài tại Tòa án Trọng tài Thường trực có trụ sở ở The Hague. Manila phản đối tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh tại Biển Đông. Trung Quốc đã từ chối tham gia, tuy nhiên điều đó không ngăn cản thẩm phán xét xử vụ kiện có tầm quan trọng rất lớn đối với các tranh chấp vùng biển tại châu Á và trên khắp thế giới. Vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, tòa trọng tài ra quyết định rằng mình có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện và sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng vào một thời điểm nào đó trong năm sau.
XEM THÊM TỪ AMTI
Bài viết nổi bật
Phân tích
- Ý nghĩa của quyết định của tòa về tranh chấp giữa Philíppin và Trung Quốc, viết bởi Jay Batongbacal – tháng 11 năm 2015.
- Những điều cần biết về vụ Phân xử: Philíppin với Trung Quốc, viết bởi Jay Batongbacal – tháng 1 năm 2015.
SỨC MẠNH QUÂN SỰ
Cân bằng sức mạnh quân sự tại Đông Á đã thay đổi với sự vươn lên của Trung Quốc. Để đối phó với thái độ ngày càng kiên quyết của Bắc Kinh, các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ cũng đang tăng cường sức mạnh của mình, mặc dù ở tốc độ chậm hơn. Hợp tác về an ninh phát triển nhanh chóng giữa Hoa Kỳ và các đối tác khu vực cũng như giữa các nước châu Á, bao gồm Úc, Nhật Bản, Inđônêxia, Malayxia, Philíppin và Việt Nam.
XEM THÊM TỪ AMTI
Bài viết nổi bật
Phân tích
- Ngân sách cố định, phòng thủ chủ động tại Nhật Bản, viết bởi Mike Green – tháng 3 năm 2015
- Trung Quốc: Tạo lập sự tự tin cùng với nhiều kỳ vọng, viết bởi Bonnie Glaser và Chris Johnson
- Vai trò của diễn tập quân sự tại châu Á, trao đổi với Gary Roughead
ẤN ĐỘ DƯƠNG
Ấn Độ Dương thường bị bỏ qua trong các phân tích về miền duyên hải châu Á Thái Bình Dương, nhưng điều này sẽ dẫn đến việc bỏ qua các thực tế đang thay đổi tại khu vực. Việc Ấn Độ tăng cường sức mạnh hải quân và sự bất đồng giữa Niu Đê-li và Bắc Kinh về kế hoạch của Trung Quốc trong việc gia tăng sự hiện diện ở Ấn Độ Dương càng tăng nguy cơ xảy ra mâu thuẫn trong tương lai. Đồng thời, Ấn Độ cũng tỏ ra quan tâm hơn đến tranh chấp trên Biển Đông và tăng cường mối quan hệ an ninh với các quốc gia như Úc, Nhật Bản và Việt Nam. Phán quyết gần đây về tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Ấn Độ Dương cũng được hi vọng là giảm nhẹ tranh chấp căng thẳng tại Đông Á.
XEM THÊM TỪ AMTI
Bài viết nổi bật
Phân tích
- Cuộc phỏng vấn với Phó đô đốc Vijay Shankar – tháng 10 năm 2015
- Tranh chấp vùng biển của Bănglađét/Myanma: Bài học cho giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, viết bởi Sarah Watson – tháng 10 năm 2015
- Liệu Ấn Độ có bắt đầu “Hành động Phía Đông” tại Andaman và Nicobar? viết bởi Sarah Watson – tháng 11 năm 2015
ĐỐI NGOẠI CẤP CAO
Năm ngoái, tranh chấp vùng biển tại châu Á, cụ thể là Biển Đông, đã trở thành tiêu điểm chính trong các chính sách đối ngoại khu vực và toàn cầu. Trong chuyến thăm Washington của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng nhiều chuyến thăm song phương trong khu vực, tranh chấp vùng biển là vấn đề nổi cộm và các thỏa thuận quan trọng đã được lập nên, giúp đặt nền móng chiến lược tại Châu Á trong những năm tới. Cùng lúc đó, các diễn đàn đối thoại đa phương như Đối thoại Shangri-La đã chứng kiến cam kết của nhiều quốc gia tại Thái Bình Dương về nỗ lực bảo vệ an ninh biển, trong khi đó, Trung Quốc vẫn kiên trì với tuyên bố của mình về Biển Đông.
XEM THÊM TỪ AMTI
Bài viết nổi bật
- Chuyến thăm cấp nhà nước của ông Abe: Kỷ nguyên mới về hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ – Nhật Bản – tháng 4 năm 2015
- Đối thoại Shangri-La 2015 – tháng 6 năm 2015
- Chuyến thăm Washington của ông Tập: Giải thích kết quả – tháng 9 năm 2015
CHIẾN LƯỢC CỦA HOA KỲ
“Hoa Kỳ có chiến lược biển tại Châu Á không?” Các diễn biến trong năm 2015 giúp trả lời phần nào câu hỏi đó. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ công bố Chiến lược an ninh biển Châu Á Thái Bình Dương, trong đó nêu rõ ý định của Hoa Kỳ và thách thức tại khu vực. Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải đầu tiên tại quần đảo Trường Sa sau nhiều năm, thách thức các biện pháp ngăn cấm của Trung Quốc đối với việc di chuyển qua các đảo nhân tạo của nước này. Cùng với các nỗ lực ngoại giao tại các quốc gia như Philíppin và Việt Nam, các diễn tiến này giúp tiết lộ đường lối chiến lược của Hoa Kỳ về vùng biển tranh chấp tại Châu Á.
XEM THÊM TỪ AMTI
Bài viết nổi bật
- Phân tích chiến lược – tháng 8 năm 2015
- Bước đầu tự do hàng hải trên quần đảo Trường Sa – tháng 11 năm 2015
Phân tích