Ngày 12 tháng 7, Tòa án Trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan, đã đưa ra phán quyết được chờ đợi từ lâu  trong vụ kiện của Manila chống lại các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Số quốc gia công nhận quyết định là ràng buộc pháp lý với cả hai bên và kêu gọi việc tôn trọng phán quyếtsẽ giúp xác định giá trị cuối cùng của phán quyết, vì áp lực quốc tế là cơ chế thực thi duy nhất của tòa án. Trong những tháng gần đây, AMTI đã ráo riết tìm các tuyên bố chính thức công khai với nỗ lực xác định quan điểm thực sự của các quốc gia đối với phán quyết. Có thể nhận biết rõ qua việc so sánh mức độ ủng hộ toàn cầu kể từ ngày phán quyết được đưa ra ngày 12 tháng 7 với quan điểm của các quốc gia trước thềm phán quyết. Danh sách đầy đủ các tuyên bố chính thức cả trước và sau phán quyết được đưa ra ở phần cuối của bài viết này.

 

SỰ THAY ĐỔI


Trong nửa đầu năm 2016, Bắc Kinh nhận thấy tính cấp bách trong phán quyết của vụ kiện và đã nỗ lực ngoại giao để thuyết phục các chính phủ trên thế giới lên tiếng ủng hộ cho lập trường của mình rằng tòa trọng tài là bất hợp pháp và thiếu thẩm quyền đối với vụ việc. Vào đêm trước khi phán quyết được đưa ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng hơn 60 quốc gia được ủng hộ lập trường của Bắc Kinh nhưng lại không cung cấp danh sách đầy đủ hoặc, trong nhiều trường hợp, bằng chứng nào cho tuyên bố này. Cuối cùng, AMTI đã xác định 31 quốc gia đã công khai lên tiếng ủng hộ cho quan điểm của Bắc Kinh, cùng với 4 quốc gia đã bãi bỏ những diễn giải sai lệch về sự ủng hộ và 26 quốc gia vẫn tỏ ra im lặng bất chấp tuyên bố về sự ủng hộ của Trung Quốc hoặc những quốc gia này đã ra tuyên bố không rõ ràng và rấp mập mờ so với những gì Trung Quốc nêu ra. Ngược lại, 40 quốc gia đcho rằng quyết định của tòa trọng tài mang tính ràng buộc về mặt pháp lý và đã kêu gọi cả Trung Quốc và Philíppin tôn trọng phán quyết đó.

Trước phán quyết…

Trong tháng từ khi phán quyết được ban hành, AMTI đã xác định 7 quốc gia công khai kêu gọi tôn trọng phán quyết của tòa trọng tài, 33 quốc gia đã ban hành tuyên bố với tính tích cực chung về phán quyết nhưng lại không kêu gọi các bên tuân thủ, 9 quốc gia có tuyên bố không rõ ràng hoặc thể hiện sự trung lập mà không đề cập đến phán quyết và 6 quốc gia công khai bác bỏ. Nhìn tổng thể sẽ nhận thấy một vài sự chênh lệch rõ ràng giữa mức độ ủng hộ trước và sau phán quyết.

Sau phán quyết…

28 thành viên của Liên minh châu Âu, cùng với một số nước chưa phải thành viên, đã lên tiếng ủng hộ tính ràng buộc của phán quyết theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong tuyên bố chung vào tháng 3 về Biển Đông, nhưng sau đó thất bại trong việc tán thành tính ràng buộc về pháp lý của phán quyết trong tuyên bố sau đó. Các quốc gia này bao gồm Đức, Pháp, Ý và Vương quốc Anh, tất cả đều đã ký vào một tuyên bố tại cuộc họp G-7 diễn ra vào tháng 5 tại Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các phán quyết sắp tới. Một trong những quốc gia không phải thành viên EU tự nguyện ký vào tuyên bố tháng 3—đó là Montenegro—đã thay đổi lập trường sau phán quyết ngày 12 tháng 7 và ủng hộ Trung Quốc trong việc bác bỏ phán quyết.

Có một sự tương quan mạnh mẽ giữa mức độ ủng hộ đối với phân xử tại Biển Đông và mức độ tham nhũng cũng như khả năng của thể chế/quy tắc của pháp luật …

Một số quốc gia châu Á giữ im lặng trước phán quyết—như Ấn Độ, Malaysia, Myanmar và Hàn Quốc—giờ đây đã đưa ra tuyên bố tích cực liên quan đến phán quyết nhưng vẫn chưa kêu gọi Trung Quốc tuân thủ một cách rõ ràng. Trong khi đó, Đài Loan đã bác bỏ phán quyết dựa trên kết luận của tòa án rằng Đảo Ba Bình, thực thể duy nhất dưới sự kiểm soát của Đài Bắc ở quần đảo Trường Sa, về mặt pháp lý là một khối đá, không phải là một hòn đảo. Tuy nhiên kể từ khi có phán quyết, không có bằng chứng nào chứng minh phần lớn sự ủng hộ mà Trung Quốc tuyên bố nhận được trước đó. Phần lớn sự ủng hộ đối với Trung Quốc trước phán quyết là từ 22 thành viên của Liên minh các Quốc gia Ả Rập, được đưa ra trong tuyên bố chung có đề cập đến quyền miễn trừ của các quốc gia theo quy định của Điều 298 của UNCLOS (qua đó Trung Quốc tuyên bố việc tố tụng trọng tài không có hiệu lực do thực tế vụ kiện liên quan đến phân định biên giới vì Trung Quốc cho rằng họ đã bảo lưu thẩm quyền của toà với loại tranh chấp này). Sự ủng hộ cho nguyên tắc chung đó đã không thể chuyển hoà thành sự phản đối công đối với phán quyết gần đây.

Có một sự tương quan mạnh mẽ giữa mức độ ủng hộ đối với phân xử tại Biển Đông và mức độ tham nhúng cũng như khả năng của thể chế/quy tắc của pháp luật của quốc gia, được đánh giá theo Chỉ số nhận thức về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế và Chỉ số về sự tự do trên thế giới của Tổ chức Freedom House. Có những trường hợp ngoại lệ liên quan tới các quốc gia trực tiếp tham gia tranh chấp ở Biển Đông hoặc những tranh chấp tương tự, nhưng nhìn chung các quốc gia có sự tôn trọng luật pháp trong nước hơn và độc lập hơn trước sức ép về kinh tế từ Trung Quốc thường sẵn sàng lên tiếng bảo vệ phán quyết của tòa trọng tài hơn cũng như luật pháp quốc tế nhìn chung.

Các nước đã lên tiếng ủng hộ phán quyết có chỉ số trung bình CPI là 67 và 81 từ Freedom House, trong khi những quốc gia tích cực thừa nhận phán quyết nhưng không kêu gọi tuân thủ có chỉ số trung bình là 62 và 86. Qua so sánh, những quốc gia đã công khai phản đối phán quyết có chỉ số CPI bình quân 37 và điểm từ Freedom House là 50.

AMTI định nghĩa hỗ trợ cho lập trường của Trung Quốc trước phán quyết là những tuyên bố công khai rõ ràng rằng 1) tòa trọng tài thiếu thẩm quyền hoặc tính hợp pháp; 2) quyền của quốc gia trong việc lựa chọn phương pháp riêng của họ để giải quyết tranh chấp nên được tôn trọng (và vì vậy cơ chế tranh chấp bắt buộc do tòa án đưa ra là không có giá trị); hoặc 3) quyền của các nước trong việc miễn giải quyết bắt buộc một số loại tranh chấp nhất định theo quy định tại Điều 298 của UNCLOS cần phải được tôn trọng.


NỘI DUNG KHÁC LIÊN QUAN

Xem AMTI’s Bản đổ Tương tác
Xem kết quả phán quyết