Đầu tháng này, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin rằng Bão Melor, thủ phạm tàn phá nhiều khu vực ở Philíppin từ ngày 12 đến ngày 17 tháng 12, cũng đã cuốn trôi công việc cải tạo của Việt Nam tại khu vực Đá Núi Le trong khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa. Các thông tin đó là chính xác nhưng vẫn thiếu ngữ cảnh quan trọng. Sức hút của cơn bão đã giúp nhấn mạnh sự khác biệt rất lớn giữa phạm vi và phương thức và khả năng cải tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa so với công tác cải tạo hạn chế hơn nhiều của Việt Nam, tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy rằng Hà Nội không thu được lợi ích gì khi tiến hành cải tạo trên thực thể này.

Vietnam's Continental Shelf and Occupied Spratlys_Mar-01
Thềm lục địa và phần Việt Nam chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa ngày 1 tháng 3

Đá Núi Le cách Việt Nam khoảng 350 hải lý về phía Đông Nam—xa hơn so với hầu hết các thực thể khác mà nước này chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa. Khu vực đá này được cho là hoàn toàn ngập nước khi thủy triều dâng cao, có nghĩa là khu vực này không thể được tuyên bố là lãnh thổ giống như nền đá hoặc đảo trên mực nước biển. Ngoại lệ duy nhất cho khu vực này đó là trường hợp khu vực nằm trong lãnh hải 12 hải lý của một nền đá hoặc hòn đảo, nhưng các thực thể ở trên mực nước biển gần nhất là Đá Tiên Nữ ở vị trí 27 hải lý về phía Đông Bắc và Đá Phan Vinh ở vị trí 30 hải lý về phía Tây Bắc. Thay vào đó, Đá Núi Le là một phần hợp pháp thuộc đáy biển và chỉ có thể được khai thác bởi các nước có thềm lục địa bao gồm vị trí đáy biển đó. Điều này cũng áp dụng với một thực thể ngập nước khác gần đó thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam—Đá Tốc Tan cách 6 hải lý về phía Tây Bắc.

Việt Nam và Malaysia trong năm 2009 đã thực hiện một báo cáo chung gửi Ủy ban Liên hợp quốc về Ranh giới Thềm lục địa. Trong báo cáo được đệ trình đó, Hà Nội tuyên bố rằng thềm lục địa của mình ở trong vùng lân cận của Đá Núi Le kết thúc ở khoảng 33 hải lý về phía Tây Bắc. Nói cách khác, Việt Nam ngụ ý rằng khu vực Đá Núi Le và Tốc Tan thuộc thềm lục địa của Philíppin hoặc Malaysia. Việt Nam đã chiếm đóng các thực thể này trong hơn hai thập kỷ trước khi gửi bản đệ trình về thềm lục địa, vì vậy Hà Nội có thể đưa biện hộ rằng việc chiếm đóng này không phải là biểu hiện của tinh thần thiếu thiện chí. Tuy nhiên được phân giải trong tương lai, Việt Nam có thể sẽ được yêu cầu rút khỏi hai khu vực đá ngầm này. Trong khi đó, bất kỳ công tác cải tạo nào—tương đương với việc vi phạm vĩnh viễn đáy biển của quốc gia khác—sẽ là vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.

Tổng quan về Đá Núi Le.

Cornwallis South Reef Overview
Tổng quan về Đá Núi Le

 

Đá Núi Le trải dài khoảng 5 hải lý từ phía Bắc đến Nam và 2 hải lý từ phía Đông sang Tây, bao quanh một vũng ven biển khoảng 8 hải lý vuông. Lối vào tự nhiên duy nhất là một kênh nông ở đầu phía Nam của bãi đá. Kênh này có chiều rộng khoảng 1.200 feet (360 mét) và chiều sâu ước tính khoảng 30 feet (9 mét) với các đầu san hô nhô ra gây khó khăn và nguy hiểm trong việc di chuyển. Việt Nam chiếm đóng Đá Núi Le bằng các kếu cấu công sự bê tông ngầm ở phía Bắc và Tây của bãi đá. Lực lượng của Việt Nam đã cố gắng mở rộng lãnh thổ của mình trên các bãi đá vào năm 2015 bằng cách thực hiện công tác cải tạo tại hai địa điểm khác, ở phía Đông Nam và Tây Nam của thực thể.

CÔNG TÁC CẢI TẠO QUY MÔ NHỎ CỦA VIỆT NAM


Phương pháp cải tạo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa thể hiện ít tham vọng lẫn độ tinh vi hơn, tuy nhiên cũng ít có ảnh hưởng xấu đến môi trường so với các biện pháp do Trung Quốc áp dụng. Các thay đổi được thực hiện với Đá Núi Le cũng nhất quán với xu hướng này. Vào một thời điểm cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015, Việt Nam đã nạo vét hai kênh sâu hơn ở hai bên phần phía Nam của bãi đá, cho phép các con tàu lớn hơn tự nhiên ra vào khu vực vũng ven biển. Mỗi kênh trong số các kênh này có chiều rộng khoảng 300 feet (90 mét).

Với máy xúc và các thiết bị khác, Việt Nam sau đó đã xây dựng các đảo nhân tạo nhỏ dọc theo mỗi kênh nhân tạo và bắt đầu xây dựng căn cứ. Việt Nam đã không đào bất cứ dải san hô nào ngoại trừ các dải san hô bên trong hai kênh này. Họ sử dụng máy xúc và các thiết bị xây dựng để dần dần chuyển cát ra khỏi khu vực đảo nhân tạo đã xây. Công tác này thậm chí đã mở rộng đến việc xây dựng cầu cát để di chuyển thiết bị thi công nhằm xây dựng trên cả hai phía của các kênh được nạo vét.

Vì thế, tác động hủy hoại môi trường ở Đá Núi Le chỉ hạn chế ở công tác đào hai kênh và khu vực liền kề bên cạnh nơi chất đống cát. Con số chịu tác động hoặc bị phá hủy của bãi đá này là khoảng 33 mẫu trong số khoảng 3.320 mẫu hoặc chỉ chiếm tỷ lệ dưới 1%. Điều này trái ngược hẳn với công tác cải tạo của Trung Quố tại quần đảo Trường Sa, nơi mà họ sử dụng hàng chục tàu nạo vét lớn để phá vỡ những mảng san hô rộng và đổ lên các bãi đá còn lại. Những phương pháp này của Trung Quốc đã dẫn đến diện tích đất cải tạo khoảng 3.000 hécta và phá hủy gần như toàn bộ ít nhất hai trong số các bãi đá, đó là Đá Chữ Thập và Đá Su Bi.

Khu vực cải tạo đất nằm ở phía Đông Nam của Đá Núi Le vào ngày 28 tháng 8 năm 2015 (trước cơn bão Melor).

Cornwallis South Reef, Southeast
Đá Núi Le, phía Đông Nam

 

Khu vực cải tạo đất nằm ở phía Đông Nam của Đá Núi Le vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 (sau cơn bão Melor).

Cornwallis South Reef, Southeast December 2015
Đá Núi Le, phía Đông Nam tháng 12 năm 2015

 

Tới tháng 8 năm 2015, Vietnam đã cải tạo khoảng 4 mẫu (16.000 mét vuông) đất trên phía Đông Nam của Đá Núi Le, tuy nhiên sau sự tàn phá của cơn bão Melor, số đất cải tạo chỉ còn lại khoảng 2,2 mẫu (9.000 mét vuông). Vào tháng 8, tiền đồn có một tòa nhà trên phần phía Tây Nam cùng một vài dấu vết khác, trong khi máy xúc và các thiết bị khác được huy động tham gia quá trình cải tạo. Sau cơn bão, không có công việc nào được tiếp tục tiến hành tính đến ngày 31 tháng 12, mặc dù có thể thấy dấu vết của một tòa nhà sắp được xây dựng.

Khu vực cải tạo đất nằm ở phía Tây Nam của Đá Núi Le vào ngày 28 tháng 8 năm 2015 (trước cơn bão Melor).

Cornwallis south Reef, Southwest August 2015
Đá Núi Le, phía Tây Nam vào tháng 8 năm 2015

 

Khu vực cải tạo đất nằm ở phía Tây Nam của Đá Núi Le vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 (sau cơn bão Melor).

Cornwallis south Reef, Southwest December 2015
Đá Núi Le, phía Tây Nam tháng 12 năm 2015

 

Trong tháng 8, công việc xây dựng ở phía Tây Nam của Đá Núi Le đã có nhiều tiến triển hơn ở phía còn lại của bãi đá, với gần 9 mẫu (3.600 mét vuông) đất đã cải tạo. Có thể nhận thấy khá rõ một toà nhà, trong khi đó máy xúc và các thiết bị xây dựng khác tham gia vào quá trình cải tạo ở cả hai phía của kênh. Ngoài ra, đã có tàu và phương tiện giống xà lan neo đậu trong kênh. Bão Melor đã xóa đi phần lớn dấu vết của công tác này, tuy nhiên, lực lượng của Việt Nam đã nhanh chóng quay lại và tiếp tục. Năm máy xúc và một số thiết bị khác đã quay lại hoạt động trước ngày 31 tháng 12 và có thể nhận thấy 4 mẫu (16.000 mét vuông) đất đã cải tạo.

Tiền đồn trên Đá Núi Le ở phía Bắc của Việt Nam vào ngày 28 tháng 8 năm 2015 (trước bão Melor).

Cornwallis south Reef, North August 2015
Đá Núi Le, phía Bắc vào tháng 8 năm 2015

 

Tiền đồn trên Đá Núi Le ở phía Bắc của Việt Nam vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 (sau bão Melor).

Cornwallis south Reef, North December 2015
Đá Núi Le, phía Bắc vào tháng 12 năm 2015

 

Các cơ sở hiện có của Việt Nam ở phía Bắc của Đá Núi Le bao gồm một kết cấu công sự bê tông ngầm ba tầng có kích thước khoảng 50 feet (15 mét) nhân 43 feet (13 mét). Một kênh nhân tạo nông khoảng 50 feet rộng cho phép ra vào tiền đồn từ biển và vũng ven biển. Về phía hướng ra biển của tiền đồn, kênh được bao bọc bởi cột tháp bê tông, có khả năng ngăn chặn tàu lai vãng trên biển, tránh không cho vào các khu vực nông cạn nguy hiểm. Tiền đồn có hai bến cảng và mái che có ăng-ten và thiết bị giống như tấm pin mặt trời. Bão Melor có vẻ không phá hoại tiền đồn, mặc dù có thể thấy lượng trầm tích gia tăng dọc theo bãi đá xung quanh tiền đồn.

Tiền đồn trên Đá Núi Le ở phía Tây của Việt Nam vào ngày 28 tháng 8 năm 2015 (trước bão Melor).

Cornwallis South Reef, West August 2015
Đá Núi Le, phía Tây vào tháng 8 năm 2015

 

Tiền đồn trên Đá Núi Le ở phía Tây của Việt Nam vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 (sau bão Melor).

Cornwallis South Reef, West December 2015
Đá Núi Le, phía Tây vào tháng 12 năm 2015

 

Việt Nam có từ trược một căn cứ lớn hơn ở phía Tây của bãi đá, bao gồm ba tòa nhà được kết nối bởi hai cây cầu. Tòa nhà ở ngoài cùng phía Bắc có chiều cao 3 tầng và có kích thước là 59 feet (18 mét) nhân 52 feet (16 mét). Tòa nhà có hai bến tàu và ăng ten cùng tấm năng lượng mặt trời ở trên mái. Hai tòa nhà còn lại cũng có kích thước tương tự với tòa đầu tiên và được kết nối với tòa đầu tiên (nhưng không kết nối với nhau) bởi hai cầu cạn. Tòa nhà ở phía Nam có ăng ten và hai ăng ten chảo trên mái, trong khi tòa nhà ở phía Đông không có thiết bị nào. Có vẻ như bão Melor không phá hủy bất kỳ cấu trúc nào.