SỰ BIẾN ĐỔI TRÊN VÙNG BIỂN TRANH CHẤP CỦA CHÂU Á


Tranh chấp vùng biển tại châu Á không chỉ dừng lại ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Từ Ấn Độ Dương đến Biển Okhotsk, khu vực này là nơi diễn ra các tranh chấp dai dẳng về vùng biển, đáy biển và tài nguyên. Mặc dù tiến độ giải quyết chanh trấp vẫn khá chậm chạp, vùng biển tranh chấp ở Châu Á luôn có những chuyển biến không ngừng trong suốt thế kỷ 21. Một số ranh giới đã được phân định ngay cả khi nảy sinh xung đột mới, phần lớn là nhờ các tuyên bố chủ quyền thềm lục địa vượt quá 200 hải lý. Và nhiều quốc gia tại một số tiểu vùng đã chứng tỏ là họ sẵn sàng giải quyết tranh chấp hơn các nước láng giềng của họ.

 

 

 

TRANH CHẤP VÙNG BIỂN Ở CHÂU Á


Lưu ý: Các bản đồ này coi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Đài Loan là giống nhau. Các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được giả định là 200 hải lý trừ khi có quy định khác theo pháp luật trong nước hoặc hồ sơ quốc tế.

 

 

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP


Bảy thập kỷ sau khi kết thúc Thế Chiến II và hai thập kỷ sau khi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển có hiệu lực, tranh chấp chủ quyền và biển đảo chưa bao giờ ngừng lại ở vùng duyên hải Châu Á. Nhưng đó chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Các nước châu Á đã chứng tỏ thiện ý sẵn sàng thỏa hiệp để giải quyết các tranh chấp, và bất kể là qua thương lượng hay phân xử qua bên thứ ba, tốc độ và sự sáng tạo trong các biện pháp giải quyết đã và đang tăng lên trong thế kỷ 21. Nhiều thỏa thuận trong số các hiệp định gần đây đưa ra cả bài học tích cực lẫn tiêu cực đối với các tranh chấp nổi cộm khác.

Gulf of Tonkin Maritime Boundary Agreement
Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam và Trung Quốc, 2000

Hiệp định này phân chia ranh giới biển Trung – Việt tại Vịnh Bắc Bộ, tạo nên ranh giới biển duy nhất đã giải quyết tranh chấp với Trung Quốc. Để có thông tin chi tiết hơn, hãy xem Phân tích gần đây của Isaac Kardon trên AMTI,  Biến cố khác trên Vịnh Bắc Bộ: Thoả hiệp vùng biển lãng quên của Trung Quốc

Nội dung chính cần ghi nhớ:

  • Trung Quốc có thể chứng minh là sẵn sàng thương lượng về ranh giới biển và nhượng bộ, trong đó có việc nhượng cho Việt Nam phần lớn diện tích vịnh khi công nhận đường biển và đảo dài hơn của nước này.
  • Tâm điểm của quyết định này là một hiệp định đi kèm trong đó quy định việc hợp tác đánh bắt cá ở cả hai bên ranh giới.
  • Các vấn đề phức tạp hơn như quyền khai thác dầu và khí đốt phải chờ cho tới khi đạt được thỏa thuận.
  • Hiệp định không bỏ qua các đảo khi xác định quyền vùng biển, nhưng chỉ xem xét chúng một phần hiệu lực.
Singapore-Malaysia Pedrea Branca Dispute
Tranh chấp đảo Pedrea Branca giữa Xingapo – Malayxia

Xingapo và Malayxia, 2008

Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) giải quyết tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ giữa Malayxia và Xingapo về đảo Pedra Branca, South Ledge và Middle Rocks, trong đó kết quả phân xử là Pedra Branca thuộc về Xingapo, Middle Rocks thuộc về Malayxia và South Ledge thuộc về “Nước thuộc lãnh hải chứa dải South Ledge”.

Nội dung chính cần ghi nhớ:

  • Phân xử của bên thứ ba có thể giải quyết các tranh chấp dai dẳng và dường như không thể giải quyết, với điều kiện là cả hai bên phải có cam kết về chính trị.
  • Tuyên bố chủ quyền lịch sử sẽ mất giá trị nếu không được tán thành thường xuyên. Tiểu vương bang Johor (hiện thuộc về Malayxia) ban đầu đã tuyên bố chủ quyền đối với Pedra Branca, tuy nhiên Malayxia không phản đối được các cuộc tập trận khẳng định chủ quyền của Xingapo trong nhiều năm.
  • Các bên không thể tuyên bố toàn quyền sở hữu lãnh thổ đối với các mỏm đá ngầm khi thủy triều thấp. Tòa án quyết định rằng South Ledge là một thực thể ngầm khi thủy triều cao và thuộc về bất cứ nước nào có chủ quyền đối với đáy biển, việc này sẽ được xác định sau qua quá trình phân định lãnh hải.
Malaysia-Vietnam Continental Shelf Joint Submission
Báo cáo chung về khu vực thềm lục địa giữa Malayxia – Việt Nam

Malayxia và Việt Nam, 2009

Malayxia và Việt Nam đã nộp bản đệ trình chung cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa, trong đó họ mở rộng tuyên bố đối với đáy biển ở phần phía Nam của Biển Đông nhưng cũng đồng ý theo đuổi sự phát triển chung tại khu vực tranh chấp.

Nội dung chính cần ghi nhớ:

  • Các hiệp định chia sẻ tài nguyên có thể là biện pháp thay thế khả thi đối với việc phân định ranh giới.
  • Văn bản đệ trình tạo sự ưu tiên cho vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của một của gia so với tuyên bố cạnh tranh mở rộng thềm lục địa. Mỗi nước đã mở rộng tuyên bố chủ quyền thềm lục địa cho đến khi tới, nhưng không quá, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.
  • Phản đối của Philíppin cho rằng bản đệ trình có thể vi phạm thềm lục địa mở rộng của mình cho thấy khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận song phương trong tranh chấp đa phương.
  • Bất lợi này cho thấy hạn chế của luật biển về khía cạnh tuyên bố chủ quyền lịch sử. Manila cũng phản đối là bản đệ trình này, cho rằng nó không xét đến tuyên bố chủ quyền của mình đối với một phần Bang Sabah của Malaysia, trong khi Trung Quốc cho rằng đáy biển nhắc đến trong bản đệ trình nằm trong “đường chín đoạn” của nước này.
Bangladesh-Myanmar Maritime Boundary Dispute
Tranh chấp Ranh giới Biển giữa Bănglađét-Myanma

Myanma và Bănglađét, 2012

Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại Vịnh Bengal là phán quyết đầu tiên của Tòa trọng tài quốc tế về luật biển (ITLOS). Để biết thêm, hãy đọc bài Phân tích trên AMTI của Sarah Watson: “Tranh chấp vùng biển Bănglađét/Myanma: Bài học về cách giải quyết hòa bình.”

Nội dung chính cần ghi nhớ:

  • Các tòa trọng tài như ITLOS có thể giải quyết tranh chấp tại Châu Á một cách hòa bình.
  • Chấp nhận thỏa ước giúp cả hai nước có quyền khai thác tài nguyên dầu và khí đốt mà trước đó đã từ chối.
  • Các trường hợp đặc biệt, như đường bờ biển lõm của Bănglađét, là một vấn đề quan trọng cần cân nhắc trong viện phân định công bằng.
  • Phán quyết có thể đem lại các tác động tích cực kéo dài; chỉ hai năm sau, ICJ đã phân định ranh giới biển giữa Ấn Độ và Bănglađét.
Japan-Taiwan Fisheries Agreement
Thỏa thuận Đánh bắt Cá giữa Nhật Bản – Đài Loan

Nhật Bản và Đài Loan, 2013

Nhật Bản và Đài Loan đã thiết lập một khu vực xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư) (không bao gồm lãnh hải 12 hải lý của chúng) để ngư dân của cả hai nước có thể cùng đánh bắt cá. Tetsuo Kotani tìm hiểu sâu hơn về thỏa thuận này trong bài Phân tích mới trên AMTI: “Thỏa thuận đánh bắt giữa Nhật Bản – Đài Loan: Thành công về chiến lược, thất bại về chiến thuật?”

Nội dung chính cần ghi nhớ:

  • Thỏa thuận này là chìa khóa giúp giảm căng thẳng giữa hai bên sau khi chính phủ Nhật Bản quốc tế hóa quần đảo tranh chấp và trái ngược hoàn toàn với biện pháp đối đầu mà Bắc Kinh tiến triển.
  • Các tranh chấp lãnh thổ trong vụ kiện có thể tạm hoãn để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế có lợi cho các bên, ngay cả ở khu vực Đông Bắc Á nơi lòng tin chiến lược là khá thấp.
  • Các vấn đề chính trị giúp xác định các mục tiêu thương lượng chiến lược; vấn đề chính của Tokyo là ngăn Đài Bắc và Bắc Kinh thành lập một mặt trận chung trên quần đảo Senkaku.
  • Đạt được thỏa thuận chỉ là bước đầu. Việc triển khai hiệu quả thỏa thuận đánh bắt vẫn là một quá trình tiếp diễn và còn kéo dài trong nhiều năm tới.
Indonesia-Philippines Maritime Boundary Dispute
Tranh chấp ranh giới biển Inđônêxia – Philíppin

Inđônêxia và Philíppin, 2014

Sau 20 năm thương lượng, quyết định của Philíppin năm 2009 trong việc điều chỉnh tuyên bố chủ quyền biển theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển đã làm tiền đề cho một hiệp định về ranh giới vùng trọng điểm kinh tế tại Biển Celebes.

Nội dung chính cần ghi nhớ:

  • Đặt vấn đề tuyên bố chủ quyền lịch sử sang một bên có thể mở ra cách giải quyết có lợi cho các bên – trong trường hợp này, các ranh giới của Philíppin theo Hiệp ước Tây Ban Nha 1898.
  • Việc phân định có thể thực hiện từng bước; Manila và Jakarta đã cam kết giải quyết vấn đề chồng lấn thềm lục địa tiếp theo.
  • Các tranh chấp vẫn có thể hợp tác về các sáng kiến quan trọng khác, bất kể tranh chấp ranh giới, ví dụ như Sáng kiến Tam giác San hô năm 2007 tại vùng biển này.
  • Việc đối đầu với các tranh chấp khó giải quyết, chẳng hạn như Biển Đông, không nhất thiết ngăn cán các quốc gia tiến hợp tác và phát triển trên các lĩnh vực khác.