Ai đang tuyên bố chủ quyền vùng nào?

Tìm hiểu những tuyên bố chủ quyền hàng hải  của gần 40 quốc gia dọc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mọi tuyên bố chủ quyền được thể hiện dựa trên luật pháp quốc gia, hiệp ước, và các bản đệ trình lên các tổ chức quốc tế. Đây là một bản đồ khách quan miêu tả các tuyên bố chủ quyền; bản đồ không đánh giá tính hợp pháp hay dự doán việc phân định trong tương lai. Nhấn vào  đường tuyên bố chủ quyền để xem tài liệu của nó, bao gồm các tài liệu gốc nếu có.

Phương pháp lun

 

Vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), và thềm lục địa được miêu tả dựa trên các hiệp ước công khai, luật pháp trong nước, biểu đồ chính thức, và, trong trường hợp thềm lục địa, dựa trên các đệ trình lên Ủy Ban về Ranh giới Thềm lục địa. Trong hầu hết các trường hợp, nếu tọa độ không được công khai, thì vùng lãnh hải 12 hải lý cũng như vùng EEZ 200 hải lý và thềm lục địa được tính từ bờ biển của nước tuyên bố chủ quyền.

Đối với một số nước tuyên bố chủ quyền như Ấn Độ, Nhật Bản, và Tonga, một đường trung tuyến được sử dụng để miêu tả những tuyên bố chủ quyền chồng chéo chưa được giải quyết của họ với các nước láng giềng. Điều này dựa trên luật pháp trong nước của các quốc gia này, trong đó quy định việc sử dụng đường trung tuyến tạm thời cho những trường hợp như vậy. Tất cả những tuyên bố chủ quyền không được phân định khác được thể hiện trong phạm vị đầy đủ của chúng. Trong các trường hợp mà tuyên bố chủ quyền về vùng EEZ 200 hải lý hoặc thềm lục địa của một nước mở rộng lấn sang vùng lãnh hải 12 hải lý của một nước khác, thì đất nước bị lấn đó sẽ được ưu tiên trừ khi được ghi chú khác trong một tuyên bố chủ quyền công khai.

Đường cơ sở eo biển do các bên tuyên bố chủ quyền công bố được hiển thị trên bản đồ và được sử dụng làm những đường cơ sở để từ đó đo đạc vùng lãnh hải, vùng EEZ, và thềm lục địa. Trong trường hợp đường cơ sở eo biển chưa được tuyên bố chủ quyền, xấp xỉ của đường rìa vùng nước thấp dọc bờ biển sẽ được sử dụng để đo đạc quyền lợi hàng hải, nhưng những phần xấp xỉ này không được hiển thị.

Trên Biển Đông, các quyền hàng hải từ các Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, và Bãi cạn Scarborough không được hiển thị do thiếu sự rõ ràng trong các bên tuyên bố chủ quyền từ các bên. Thông tin này sẽ được cập nhật khi có nhiều bằng chứng rõ ràng hơn được đưa ra. Đường chín đoạn của Trung Quốc và đường chữ U của Đài Loan ở Biển Đông được mô tả là những tuyên bố chủ quyền riêng biệt do các yêu sách này vẫn còn rất mơ hồ.