TÁI CÂN BẰNG Ở KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG 2025


Tháng trước Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã hoàn thành một đánh giá độc lập về phần phòng thủ trong chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đánh giá này, bao gồm đánh giá về nguồn lực và việc triển khai tái cân bằng cũng như các đề xuất cho cải thiện, được uỷ nhiệm bởi Quốc hội Hoa Kỳ theo Đạo luật Ủy nhiệm Quốc Phòng năm 2015.

Tuần này, AMTI sẽ xem xét báo cáo Tái cân bằng châu Á Thái Bình Dương năm 2025 và chú trọng vào việc hiểu rõ ngụ ý của chính sách đối với khu vực biển châu Á. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục can thiệp vào khu vực? Liệu lực lượng của Hoa Kỳ có thể gặp phải sức ép và rủi ro từ hệ thống chống tiếp cận / ngăn chặn khu vực? Liệu Hoa Kỳ có tăng cường liên minh và quan hệ đối tác của mình để duy trì an ninh?

Để đọc báo cáo đầy đủ, HÃY NHẤN VÀO ĐÂY

Để đọc báo cáo tóm tắt, HÃY NHẤN VÀO ĐÂY

 

BẢY BÀI HỌC TỪ CHÍNH SÁCH TÁI CÂN BẰNG CHÂU Á 2025


1. Hoa Kỳ cần hỗ trợ các đồng minh và đối tác để giúp họ đạt được mục tiêu hiện đại hóa quân sự.
Hoa Kỳ phải hợp tác với các đồng minh để phát triển khả năng của họ trong các lĩnh vực như an ninh tình báo và an ninh biển. Theo thời gian, việc hợp tác với các quốc gia trong khu vực và hỗ trợ mục tiêu hiện đại hóa quân sự của họ sẽ giảm áp lực và nhu cầu đối với các lực lượng của Hoa Kỳ, đồng thời cho phép Hoa Kỳ điều động quân đội của mình thực hiện các nhiệm vụ khác.

2. Các đồng minh của Hoa Kỳ có thể hợp tác chặt chẽ hơn.
Một số đồng minh của Hoa Kỳ, như Hàn Quốc và Nhật Bản, thiếu sự hợp tác về chia sẻ thông tin, dẫn đến hạn chế về hiệu quả tổng thể của họ. Cộng tác sâu rộng hơn sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa cùng nhiều khả năng khác. Một số đồng minh của Hoa Kỳ cùng trang bị hệ thống Aegis, PATRIOT và các công nghệ phòng thủ tên lửa khác, vì vậy việc cộng tác giữa các nước này có thể tối đa hóa hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa tại khu vực.

3. Việc Triều Tiên bắn thử tên lửa hạt nhân và đạn đạo, cũng như việc Trung Quốc tôn tạo đất trên các thực thể tranh chấp khiến các quốc gia khác càng thêm lo ngại và yêu cầu Hoa Kỳ gia tăng các lực lượng trên biển tại châu Á Thái Bình Dương, trong đó có các nhóm tàu tấn công.
Mặc dù Hoa Kỳ đã cho một tàu sân bay đóng trú tại Căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản, nhưng các biến cố trong tương lai có thể đòi hỏi khả năng triển khai và nhanh chóng tăng cường các lực lượng mặt đất, bao gồm các nhóm tàu tấn công và nhóm hành động trên biển, cũng như các lực lượng đổ bộ. Nhiều trang thiết bị trong số trên thường được triển khai ở nơi khác, cụ thể là để đảm bảo an ninh tại Trung Đông. Mặc dù đã giải quyết vấn đề hiện diện trên biển qua việc tăng cường các tàu chiến nhỏ, chẳng hạn như Tàu chiến đấu ven biển, nhưng Hoa Kỳ vẫn cần phô trương sức mạnh và sự cương quyết trên diện rộng nhằm mục đích răn đe và trấn an.

4. Các thách thức về an ninh trên biển tại châu Á Thái Bình Dương hiện tại phức tạp hơn bất kỳ thời điểm nào trong thập kỷ, qua đó đòi hỏi mối quan hệ rõ ràng giữa việc chỉ huy và kiểm soát của Hoa Kỳ.
Nếu xảy ra xung đột tại khu vực Chuỗi đảo thứ nhất, rất có thể Bộ chỉ huy Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương sẽ thiết lập lực lượng đặc nhiệm liên quân để chỉ huy tác chiến cho các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng kiểu bố trí này có hiệu quả nhất khi được thiết lập trước xung đột và diễn tập thường xuyên. Các rủi ro đi kèm với các hoạt động tác chiến qui mô lớn tại châu Á đòi hỏi việc chú trọng vào mối quan hệ chỉ huy đã tồn tại trước đó. Các cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự cho thấy cần phải có một Lực lượng đặc nhiệm liên quân cố thủ tại Tây Thái Bình Dương để tiến hành chỉ huy tác chiến nếu có biến cố trong tương lai.

5. Có lẽ lợi thế lớn nhất mà Hoa Kỳ có được nằm ở dưới biển, tại đây Hoa Kỳ nắm giữ các công nghệ tiên tiến hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Tuy vậy, Hoa Kỳ cần tăng cường đầu tư vào các lực lượng dưới biển để đối thủ cạnh tranh không thể bắt kịp.
Hoa Kỳ cần tận dụng nhiều hơn lợi thế dưới biển vì họ không nắm được thế thượng phong ở các lĩnh vực khác. Phát triển các nền tảng dưới biển, đặc biệt là tàu ngầm không người lái, sẽ giúp tăng cường lợi thế của Hoa Kỳ. Ngoài ra, việc tăng số lượng và chi tiêu quân sự cho số tàu ngầm của Hoa Kỳ đóng trú tại châu Á Thái Bình Dương cũng sẽ có hiệu quả.

6. Hoa Kỳ phải tăng cường đầu tư vào các lực lượng không người lái, cũng như tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng.
Hệ thống không người lái rất có thể sẽ mang lại các lợi thế to lớn tại châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là trong môi trường chống tiếp cận / ngăn chặn khu vực (A2/AD). Các chiến thuật tác chiến điện tử và không gian mạng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó chiến lược A2/AD.

7. Chiến sính tái cân bằng cần bổ sung nguồn vốn, trong khi đó Hoa Kỳ lại chi tiêu dè dặt cho chính sách này. Thủy quân lục chiến và Hải quân Hoa Kỳ có thể phải giải quyết vấn đề bằng các biện pháp ít tốn kém hơn, nhưng việc đầu tư vào các giải pháp phòng thủ chiến lược sẽ mang lại lợi ích to lớn.
Hoa Kỳ có thể thực hiện tái cân bằng với các mức chính sách hiện tại, tuy nhiên còn nhiều sáng kiến quan trọng đáng để đầu tư và điều này đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn hoặc mức độ ưu tiên cao hơn. Việc cắt giảm ngân sách đã trì hoãn một số dự án, cũng như xóa bỏ hoặc thu nhỏ quy mô của một số dự án khác, làm gia tăng áp lực trên các nền tảng sẵn có. Mặc dù được tiên quán sẽ được tăng trưởng trong tương lai, số tàu mặt nước của Hoa Kỳ vẫn rất ít và dần trở nên có tuổi. Kinh phí trang bị tàu mới cũng có thể là một chướng ngại vật. Theo ước tính, đến năm tài chính 2038, Hải quân Hoa Kỳ sẽ có 321 tàu chiến, tuy nhiên các vấn đề về ngân sách có thể khiến Hoa Kỳ khó đạt được mục tiêu này.