Bất chấp các báo cáo trước đây, ingư dân Philíppin vẫn không thểđánh bắt bên trong khu vực Bãi cạn Scarborough. Hình ảnh mới từ ngày 29 tháng 10 cho thấy tàu Hải cảnh Trung Quốc (CCG) đã neo đậu ngay bên trong miệng vũng ven biển, đây là vị trí mà tàu Hải cảnh Trung Quốc thường xuyên neo đậu kể từ khi Trung Quốc chiếm bãi cạn vào năm 2012, rất có thể là để ngăn việc ra vào bãi cạn. Ít nhất có 17 tàu cá của Philíppin có mặt tại phần khía ngoài Bãi cạn Scarborough. Điều này chứng thực cho thông tin đã đưa rằng ngư dân Philippin chỉ đánh bắt “bên ngoài vũng ven biển của Scarborough” trong tuần qua. Ngoài ra còn có hai tàu dân sự của Trung Quốc ở khu vực lân cận. Theo Hải quân Philíppin, ba tàu CCG khác tiếp tục tuần tra gần khu vực Scarborough.

scarborough_2016_10_29_marked

Sự đánh dấu có thể cho biểu thịtàu Philíppin hoạt động ngay gần nhau.

Điều này cho thấy rằng “thỏa thuận hữu nghị” mà Tổng thống Rodrigo Duterte đã thương thảo trong chuyến viếng thăm đến Bắc Kinh chỉ nhằm để chính quyền Trung Quốc nới lỏng sự phong tỏa nghiêm ngặt đối với khu vực bãi đá (được ghi nhận bên dưới) mà họ áp dụng sau phán quyết trọng tài ngày 12 tháng 7. Điều này tương đồng với quay lại về hiện trạng trong phần lớn của bốn năm qua, tuy nhiên không phải là hiện trạng trước năm 2012 khi ngư dân Philíppin thường xuyên ra vào khu vực Bãi cạn Scarborough. Tại nhiều thời điểm trong suốt bốn năm qua, ngư dân Philíppin có thể tiếp cận khu vực bên ngoài bãi cạn, nhưng luôn theo sự khoan nhượng của CCG (hình ảnh vào tháng 5 năm 2016 và tháng 1 năm 2015 dưới đây chính là chứng cứ). Vào ngày 31 tháng 10, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho biết: “Phía Trung Quốc luôn thực thi phạm vi quyền hạn đối với Đảo Hoàng Nham [Bãi cạn Scarborough]. Tình trạng này đã tồn tại và sẽ không thay đổi”.

 


TRUNG QUỐC SIẾT CHẶT QUYỀN KIỂM SOÁT BÃI CẠN SCARBOROUGH SAU PHÂN XỬ

Chuyến viếng thăm gần đây của Tổng thống Philíppin Rodrigo Duterte đến Bắc Kinh đã mang lại một số thỏa thuận, bao gồm thỏa thuận chưa rõ ràng về việc giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình. Tuy nhiên, không có bước đột phá chung nào về một vấn đề nóng hổi trong dư luận: khả năng ngư dân Philippin được quay lại khu vực Bãi cạn Scarborough. Tòa án quốc tế đã đưa ra phán quyết vào ngày 12 tháng 7 rằng việc Trung Quốc ngăn cấm ngư dân Philíppin ra vào khu vực bãi cạn là bất hợp pháp. Tuy nhiên, khi đề cập đến chuyến viếng thăm của Duterte, ngư dân Philíppin đã phàn nàn rằng việc tiếp cận Bãi cạn Scarborough còn trở nên khó khăn hơn cả trước đây. Hình ảnh vệ tinh gần đây đã minh chứng cho kết luận này.

2016_9_11_marked

Sau phán quyết của tòa án ngày 12 tháng 7, Hải cảnh Trung Quốc (CCG) vẫn tiếp tục ngăn cấm Philíppin tiếp cận khu vực Bãi cạn Scarborough. Trên thực tế, số lượng tàu dân sự và Hải cảnh Trung Quốc xung quanh khu bãi cạn đã tăng ít nhất từ đầu tháng 9, đạt mức không thể thấy trên hình ảnh vệ tinh từ đầu năm 2014. Vào ngày 3 tháng 9, Bộ Quốc Phòng Philippin đã công bố hình ảnh 10 tàu Trung Quốc—bốn tàu CCG và sáu tàu dân sự—xung quanh khu vực bãi cạn. Theo hình ảnh vệ tinh, số lượng tàu Trung Quốc vẫn duy trì ở mức cao trong suốt tháng 9 và khó có thể nói rõ còn bao nhiêu tàu khác nữa vì chúng có thể nằm ngoài phạm vi hoặc bị mây che phủ.

Các hình ảnh vệ tinh trên là đáng chú ý vì không thấy bất kỳ một tàu cá nào của Philíppin tại khu vực bãi cạn trong bất kỳ ngày liên quan nào, điều này làm cho chúng ta tin rằng có thể tàu CCG đã trục xuất bất kỳ tàu nào tiếp cận khu vực bãi cạn. Từ khi Trung Quốc chiếm đóng Bãi cạn Scarborough vào giữa năm 2012, ngư dân Philíppin đã không thể ra vào khu vực nước sâu trong vũng ven biển của bãi cạn này. Tuy nhiên, họ thường có thể tiếp cận đủ gần khu vực rìa bãi đá của bãi cạn để đánh bắt cá, ít nhất cho đến khi CCG xuất hiện, như trong hình bên dưới.

2016_5_18_marked

2015_11_18_marked

bootlegger-11-18-15-ed

Tàu Hải cảnh Trung Quốc đang rượt đuổi tàu cá của Philippin. Ngày 18 tháng 11 năm 2015.

Trở về từ Bắc Kinh, Duterte đã gợi ý rằng ông có thể đã đạt được thỏa thuận cho phép ngư dân Philippin quay lại đánh bắt dọc vùng ngoài của bãi cạn, nhưng không nằm trong vũng ven biển của khu vực bãi cạn này. Điều kiện này bề ngoài cũng sẽ áp dụng cho ngư dân Trung Quốc, như một biện pháp bảo tồn để bảo vệ san hô và nơi sinh sản cho cá trong vũng ven biển.

Tuy nhiên, mối quan ngại về môi trường này là quá muộn mang kể từ khi Trung Quốc đã chiếm đóng bãi cạn. Bắt đầu từ khiBắc Kinh nắm chủ quyền đối với Bãi cạn Scarborough vào năm 2012, hoạt động khai thác tận diệt của ngư dân Trung Quốcđã tàn phá hệ sinh thái của khu vực, phá hoại rất nhiều dải đá ngầm để lấy những con trai khổng lồ. Hình ảnh bên dưới cho thấy hàng chục chiếc thuyền nhỏ của Trung Quốc có thể đã tham gia vào quá trình đào bắt trai.

2015_1_29_marked

 

Các hoạt động đào bắt trai này đã phá hủy gần một nửa bề mặt dải đá ngầm xung quanh bãi cạn Scarborough, bằng chứng là những vết sẹo hình bán nguyệt rộng họ để lại trong những bức ảnh trước và sau bên dưới đây.

scarboroughshoal_sectiona_10-5-2013_before

scarboroughshoal_sectiona_9-27-2016_after

Sau chuyến viếng thăm, ông Duterte cho biết: “Chúng ta chỉ cần đợi thêm vài ngày nữa. Chúng ta có thể quay lại Bãi cạn Scarborough”, điều này cho thấy ông đã đạt được bước tiến trong việc thảo luận riêng với giới chức Trung Quốc. Một thành viên Quốc hội Philíppin, người đi cùng ông Duterte trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh, đã cho biết thêm rằng “theo tôi được biết thì đã có công ước,” tuy nhiên hai bên vẫn bất đồng về ngôn ngữ chính thức của thỏa thuận. Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho biết Trung Quốc “có thể di dời các tàu hải cảnh của mình ra khỏi khu vực đó” trong vài tuần tới. Từ đó cho đến nay, vẫn chưa có thông tin gì về việc người Philíppin quay lại khu vực bãi cạn, tuy nhiên khả năng đạt được một số thỏa thuận với Bắc Kinh sẽ là bài thử nghiệm chính cho chủ trương hòa hoãn mới của Duterte với Trung Quốc.

Hãy xem các ví dụ bên dưới về tàu cá của Philíppin và tàu Hải cảnh Trung Quốc.

Liên Hệ AMTI