VỤ KIỆN VỀ ĐÁ HAY ĐẢO?


Tìm hiểu về vụ phân xử tranh chấp Biển Đông

Philíppin đã tham gia tranh tụng về nội dung của vụ kiện chống lại các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông của Trung Quốc trước tòa trọng tài tại Tòa án trọng tài thường trực có trụ sở tại The Hague từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 11. Trung Quốc từ chối công nhận hoặc tham gia vào phiên tòa, cũng giống như cách nước này bác bỏ khi Philippin đệ đơn kiện vào đầu năm 2013. Phản hồi chính thức của Trung Quốc đối với phiên tòa gần đây về nội dung của vụ kiện, cùng với phản hồi trước đó về phán quyết của tòa trọng tài, và tuyên bố lập trường vào tháng 12 năm 2014 được đính kèm dưới đây.

Dự kiến phán quyết về nội dung của vụ kiện sẽ được công bố rộng rãi vào giữa năm 2016. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, phán quyết của tòa trọng tài sẽ là cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý mặc cho sự bất hợp tác từ phía Trung Quốc. Để biết thêm thông tin chuyên sâu về tầm quan trọng của phán quyết, AMTI đã có cuộc trao đổi với ông Jose Cuisilia, đại sứ Philíppin tại Hoa Kỳ, John Norton Moore, giám đốc Trung tâm luật và chính sách đại dương thuộc Trường đại học luật Virginia và Paul Reichler, đối tác tại Công ty TNHH Foley Hoag, cũng như cố vấn chính của Philíppin trong vụ kiện.

“Nếu các nước khác cũng thực hiện những điều giống như Trung Quốc đã làm tại đường chín đoạn thì điều đó sẽ gây tổn hại sâu sắc tới lợi ích của Trung Quốc trên thế giới.”

John Norton Moore
Nghe thêm

““Nếu Trung Quốc có thể thoát khỏi cáo buộc vi phạm nghiêm trọng một công ước có trên 180 thành viên tham gia… thì công ước này gần như là vô nghĩa, bất kể những thành công mà nó đã tạo ra trong việc kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên, hàng hải hay thậm chí là quân sự.”

Paul Reichler
Nghe thêm

“Điều chúng tôi tin tưởng nhất vào lúc này là sự chính trực và tinh thần của chính UNCLOS.”

Jose L. Cuisia, jr.
Nghe thêm

 

DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ PHÂN XỬ

Vụ Philíppin kiện Trung Quốc rất phức tạp và tòa trọng tài có thể ra phán quyết theo bất kỳ cách nào dựa trên 15 đơn kiện riêng biệt mà Manila đã gửi. Dưới đây là dự đoán về các phán quyết có thể xảy ra hoặc có tác động nhất của quan tòa, cũng như tác động của từng phán quyết đến quy mô tranh chấp pháp lý tại Biển Đông. Các bài phân tích của AMTI cung cấp thêm chi tiết về mức độ phức tạp của vụ kiện, bao gồm dự đoán của ông Li Mingjiang ovề kết quả phán quyết cuối cùng, ý kiến của ông, Jay Batongbacal về chi tiết của vụ kiện và quyết định của tòa trước đó, cũng như ý kiến của ông Gregory Poling về các điểm bất lợi khi Manila thắng kiện.

Philippines v. China: The Big Picture
Philippin với Trung Quốc: Toàn cảnh
Rocks, Islands, Or Neither?
Đá, đảo hay không loại nào?
What If China Wins?
Nếu Trung Quốc thắng thì sao?
What if Everything is Considered an Island?
Nếu mọi thứ đều được coi là một hòn đảo thì sao?
An All Islands Compromise
Thỏa hiệp tất cả là đảo
What if Scarborough Shoal is Ruled A Rock?
Nếu tòa phán quyết Bãi cạn Scarborough là đá thì sao?
A "Some Islands" Compromise
Thỏa hiệp “một số đảo”
What if None of the Features Are Islands?
Nếu không có thực thể nào là đảo thì sao?
Territorial Waters in the Spratly Islands
Lãnh hải tại quần đảo Trường Sa

 

 

TÌM HIỂU CHUYÊN SÂU


Trong cuộc trao đổi gần đây, Paul Reicher và Gregory Poling, giám đốc của AMTI, đã bàn luận chi tiết hơn về lý do Manila theo đuổi vụ kiện, các thủ tục tố tụng cho đến nay và những diễn biến tiếp theo. Nghe toàn bộ bài phỏng vấn bên dưới.

Ông Thẩm Lữ Tuần, đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại Hoa Kỳ, cũng có cuộc gặp với ông Gregory Poling để thảo luận về chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng nội vụ Trần Nguy Nhân đến Đảo Ba Bình (còn gọi là Đảo Thái Bình), lập trường của Đài Loan trong vụ kiện phân xử và chiến lược về Biển Đông của Đài Bắc.

Đọc thêm